Bài 40 với nội dung "ôn tập phần Di truyền và biến dị" nhằm mục tiêu tổng hợp và khái quát và củng cố kiến thức trong tâm toàn bộ phần 1 trong Sinh học 9. Sau đây, Trắc nghiệm Online hướng dẫn các bạn ôn tập, tổng hợp kiến thức và đưa ra giải đáp cho các câu hỏi trong bài..

A. Hệ thống hóa kiến thức

I. Các quy luật di truyền

Bảng 40.1 

Tên quy luậtNội dungGiải thíchÝ nghĩa
Phân liDo sư phân li của các cặp nhân tố di truyền trong sự hình thành giao tử nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền trong cặp .Các nhân tố di truyền không hòa trộn vào nhau. Phân li và tổ hợp của cặp gen tương ứng.Xác định tính trội (thường là tính tốt)
Phân li độc lậpPhân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử.F2 chỉ có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành.Tạo biến dị tổ hợp
Di truyền liên kếtCác tính trạng do nhóm gen liên kết quy định được di truyền cùng nhau.Các gen liên kết cùng phân li với NST trong quá trình phân bào.Tạo ra sự di truyền ổn định của cả nhóm tính trạng có lợi.
Di truyền giới tínhỞ các loài giao phối tỉ lệ đực: cái xấp xỉ 1:1Phân li và tổ hợp của các cặp NST giới tínhĐiều khiển tỉ lệ đực: cái

 

II. Nguyên phân và giảm phân, thụ tinh

Bảng 40.2 

Các kìNguyên phânGiảm phân IGiảm phân II
Kì đầuNST co ngắn, đóng xoắn và đính vào các sợi thoi phân bào ở tâm độngNST co ngắn, đóng xoắn. Cặp NST tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và bắt chéoNST kép co lại thấy rõ số lượng NST kép ( đơn bội)
Kì giữaCác NST co ngắn cực đại và xép thành một hàng tren mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.Từng cặp NST kép xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.Các NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sauTừng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập về  cực của tế bào.Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
Kì cuốiCác NST đơn thuần nằm gọn trong nhân với số lượng = 2n như ở tê bào mẹCác NST kép nằm gọn trọng nhân với số lượng = n ( kép) = 1/2 ở tế bào mẹ.Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng = n NST đơn

Bảng 40.3

Các quá trìnhBản chấtÝ nghĩa
Nguyên phânGữ nguyên bộ NST, nghĩa là 2 tế bào con được tạo ra có bộ NST 2n giống như té bào mẹ.Duy trì ổn định bộ NST trong sự lớn lên của cơ thể và ở những loài sinh sản vô tính.
Giảm phânLàm giảm số lượng NST đi một nửa , nghĩa là tế bào con sinh ra có số lượng NST là n= 1/2 của tế bào mẹ.Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thé hệ ở những loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp
Thụ tinhKết hợp 2 bộ phận đơn bội (n) thành bộ nhân lưỡng bội (2n)Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thé hệ ở những loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp



III. Cấu trúc của ADN, ARN, protein

Bảng 40.4 

Đại phân tửCấu trúcChức năng
ADN (gen)Chuỗi xoắn kép. 4 loại nucleotit: A, T, G, X.     

Lưu giữ thông tin di truyền    

- Truyền đạt thông tin di truyền.

ARNChuỗi xoắn đơn . 4 loại nucleotit: A, U, G, X.     

Tryền đạt thông tin di truyền.

- Vận chuyển axit amin.      

- Tham gia cấu trúc riboxom

ProteinMột hay nhiều chuỗi đơn 20 loại axit amin

Cấu trúc các bộ phận của tế bào .                            

- Enzim xúc tác quá trình trao đổi chất.              

- Hoocmon điều hòa quá trình trao đổi chất.            

- Vận chuyển, cung cấp năng lượng.

IV. Các dạng đột biến

Bảng 40.5

Các loại đột biếnKhái niệmCác dạng đột biến
Đột biến genNhững biến đổi trong cấu trúc của gen ( thường tại một điểm nào đó)Mất, them, thay thé một cặp nucleotit
Đột biến cấu trúc NSTNhững biến đổi trong cấu trúc của NST .Mất, lặp, đaỏ đoạn. chuyển đoạn
Đột biến số lượng NSTNhững biến đổi về số lượng của bộ NST .Dị bội thể và đa bội thể

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 117 - sgk Sinh học 12

Hãy giaỉ thích sơ đồ: ADN (gen) -> mARN -> Protein -> Tính trạng

Câu 2: Trang 117 - sgk Sinh học 9

Hãy giải thích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. Người ta vận dụng mối quan hệ này vào thực tiễn cuộc sống như thế nào?

Câu 3: Trang 117 - sgk Sinh học 9

Vì sao nghiên cứu di truyền người phải có những phương pháp thích hợp? Nêu những điểm cơ bản của các phương pháp nghiên cứu đó?

Câu 4: Trang 117 - sgk Sinh học 9

Sự hiểu biết về di truyền học tư vấn có tác dụng gì?

Câu 5: Trang 117 - sgk Sinh học 9

Trình bày những ưu thế của công nghệ tế bào.

Câu 6: Trang 117 - sgk Sinh học 9 

Vì sao nói kĩ thuật gen có tầm quan trọng trong sinh học hiện đại?

Câu 7: Trang 117 - sgk Sinh học 9

Vì sao gây đột biên nhán tạo thường là khâu đầu tiên của chọn giống?

Câu 8: Trang 117 - sgk Sinh học 9

Vì sao tự thụ phấn và giao phối gần đưa đến thoái hóa giống nhưng chúng vẫn được dùng trong chọn giống?

Câu 9: Trang 117 - sgk Sinh học 9

Vì sao ưu thể lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ?

Câu 10: Trang 117 - sgk Sinh học 9

Nêu những điểm khác nhau của hai phương pháp chọn lọc cá thể và chọn lọc hàng loạt.