Di truyền học là gì? Di truyền học nghiên cứu những nội dung nào? Bài học đầu tiên giải đáp các thắc mắc cơ bản về D truyền học..
A. Lý thuyết
1. Di truyền học
- Di truyền học là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
- Biến di là hiện tượng con sinh ra khác nhau và khác với bố mẹ về nhiều chi tiết.
2. Menđen - Người đặt nền móng cho Di truyền học
- Menđen là người đầu tiên vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học vào việc nghiên cứu di truyền.
- Phương pháp phân tích các thế hệ lai:
- Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản.
- Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng qua các thế hệ.
- Dùng toán thống kê để phân tích số liệu thu được
- Rút ra quy luật di truyền các tính trạng
3. Một số thuật ngữ và kí hiệu di truyền học
- Một số thuật ngữ:
- Tính trạng
- cặp tính tràng tương phản
- Nhân tố di truyền
- Giống (dòng) thuần chủng
- Một số kí hiệu:
- P: bố mẹ
- G: giao tử
- F: thế hệ con
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Trình bày đối tượng, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của Di truyền học.
Câu 2: Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen gồm những đặc điểm nào?
Câu 3: Hãy lấy ví dụ về các tính trạng ở người để minh họa cho khái niệm "cặp tính trạng tương phản"
Câu 4*: Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai?