Giải hóa học lớp 11 tập 2, giải bài Ankin trang 139 sgk hóa học 11, để học tốt hóa học 11. Bài này sẽ giúp các em nắm vững được lý thuyết cũng như cách giải các bài tập của bài Luyện tập. Cách làm đầy đủ, chi tiết và rõ ràng..

Nội dung bài viết gồm 2 phần:

  • Ôn tập lý thuyết
  • Hướng dẫn giải bài tập sgk

A. LÝ THUYẾT

I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp.

1. Dãy đồng đẳng ankin

Ankinlà những hiđro cacbon mạch hở có 1 liên kết 3 (C≡C) trong phân tử.

CTTQ : CnH2n-2 (n ≥2)Ví dụ: C2H2, C3H4,…

2. Đồng phân

Ankin từ C4 trở đi có đồng phân vị trí liên kết ba.

Từ C5 trở đi có thêm đồng phân mạch cacbon.

2. Danh pháp

Tên thường:

  • Tên gốc ankyl liên kết với nguyên tử C của liên kết ba + axetilen

Tên thay thế (danh pháp IUPAC):

  • Mạch không phân nhánh:

Tên mạch C chính + số chỉ vị trí nối ba + IN

  • Mạch phân nhánh:

Quy tắc:

    • Chọn mạch C dài nhất chứa nối ba làm mạch chính.
    • Đánh STT trên mạch C chính, ưu tiên C mang nối ba có  STT nhỏ nhất, nếu mạch vừa có nhánh vừa có nối ba thì ưu tiên một là vị trí nối ba sau đó là vị trí nhánh thì ưu tiên hai.
    • Gọi tên ankin phân nhánh :

Số chỉ vị trí-tên nhánh + tên mạch C chính + số chỉ trí nối ba  + IN

II. Tính chất vật lí

  • Nhiệt độ sôi, khối lượng riêng lớn hơn anken tương ứng.
  • Ankin cũng không tan trong nước và nhẹ hơn nước giống anken.

III. Tính chất hoá học

1. Phản ứng cộng

  • Cộng H2:

CH≡CH + H2→(Pd/PbCO3, to)CH2 = CH2

CH≡CH + 2H2→(Ni, to)CH3 ─ CH3

  • Cộng Br2, Cl2

CH≡CH + Br2 → CHBr = CHBr

CHBr = CHBr + Br2 →CHBr2─CHBr2

  • Cộng HCl

CH≡CH + HCl→(HgCl2, 150 – 200oC)CHCl = CH2

CHCl = CH2 +HCl →(to, xt)CHCl2─CH3

  • Cộng nước (hiđrat hoá):

CH≡CH + H2O →(HgSO4, H2SO4)[CH2 = CH─OH]⥩CH3CHO

Lưu ý: Phản ứng cộng HX, H2O vào các ankin trong dãy đồng đẳng của axetilen cũng tuân theo quy tắc Maccopnhicop như anken.

  • Phản ứng đimehoá, trimehoá.

2 CH≡CH→(to, xt)CH2 ═ CH─C≡CH
3 CH≡CH→(to, xt)C6H6 (benzen)

2. Phản ứng thế bằng ion kim loại:

CH≡CH + 2AgNO3 + 2 NH3 → AgC≡CAg ↓vàng + 2 NH4NO3  

  • Phản ứng này dùng để nhận biết các ankin 1 ( có liên kết 3 ở đầu mạch)

RC≡CH + 2 AgNO3 + 2 NH3→ RC≡CAg + 2 NH4NO3 .

3. Phản ứng oxi hoá

  • Phản ứng oxi hoá hoàn toàn:

CnH2n-2 + $\frac{3n-1}{2}$O2 → nCO2 + (n-1) H2O

  • Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn: Mất màu KMnO4

H2C=CH2 + KMnO4 + 4H2O → HOCH2-CH2OH + MnO2 + KOH

IV. Điều chế

  • Trong phòng thí nghiệm

CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2

  • Trong công nghiệp Đi từ dầu mỏ:

2 CH4→(1500oC)C2H2 + 3 H2

V. Ứng dụng

  • Làm nhiên liệu
  • Làm nguyên liệu.

Giải bài 32 Ankin - sgk Hóa học 11 trang 139

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 145 sgk hóa 11

a) Viết công thức cấu tạo và gọi tên các ankin có công thức C4H6 và C5H8.

b) Viết công thức cấu tạo của các ankin có tên sau: pent-2-in ; 3-metylpent-1-in; 2,5- đimetylhex-3-in.

Câu 2: Trang 145 sgk hóa 11

Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa propin và các chất sau:

a) Hidro có xúc tác Pd/PbCO3

b) Dung dịch brom (dư)

c) Dung dịch bạc nitrat trong amoniac

d) Hidro clorua có xúc tác HgCl2.

Câu 3: Trang 145 sgk hóa 11

Trình bày phương pháp hóa học:

a) Phân biệt axetilen với etilen

b) Phân biệt ba bình không dán nhãn chứa mỗi khí không màu sau: metan, etilen, axetilen.

Câu 4: Trang 145 sgk hóa 11

Cho các chất sau: metan,etilen, but-2-in và axetilen. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Cả 4 chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch brom.

B. Có 2 chất tạo kết tủa với dung dịch bạc nitrat trong amoniac.

C. Có ba chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom.

D. Không có chất nào làm nhạt màu dung dịch kali pemangalat.

Câu 4: Trang 145 sgk hóa 11

Dẫn 3,36 lít khí hỗn hợp A gồm propin và eilen đi vào một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy còn 0,840 lít khí thoát ra và có m gam kết tủa. Các thể tích khí đo ở đktc.

a) Tính phần trăm thể tích etilen trong A.

b) Tính m.

Câu 6: Trang 145 sgk hóa 11

Trong số các ankin có công thức phân tử C5H8 có mấy chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3.

A. 1 chất

B. 2 chất

C. 3 chất

D. 4 chất