Giải bài 24 Bạn nhỏ trong nhà - sách kết nối tri thức tiếng việt 3 tập 1. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..
KHỞI ĐỘNG
Cùng bạn hỏi - đáp về những vật nuôi trong nhà.
Câu trả lời:
- Hỏi (H): Nhà cậu có nuôi con gì không?
- Đáp (Đ): Có chứ. Nhà tớ nuôi nhiều: có gà này, có chó này, có mèo này.
- H: Vậy cậu thích con vật nào nhất?
- Đ: Tớ thích nhất là chó. Vì nó rất ngoan, lại biết trông nhà nữa.
- H: Tớ thấy chó dữ lắm.
- Đ: Không, đấy chỉ là với người lạ thôi. Nếu cậu là chủ hay bạn của nó, nó sẽ khác.
ĐỌC
1. Chú chó trông như thế nào trong ngày đầu tiên về nhà bạn nhỏ?
2. Chú chó được đặt tên là gì và biết làm những gì?
3. Em hãy nói về sở thích của chú chó.
4. Tìm những chi tiết thể hiện tình cảm giữa bạn nhỏ và chú chó. Em nghĩ gì về tình cảm đó.
Câu trả lời:
1. Chú chó trong ngày đầu tiên về nhà bạn nhỏ cào khẽ vào cửa phòng của bạn; trông nó tuyệt xinh: lông trắng, khoang đen, đôi mắt tròn xoe và loáng ướt; nó rúc vào chân bạn nhỏ, nức lên những tiếng khe khẽ trong cổ, cái đuôi bé xíu ngoáy tít, hệt như một đứa trẻ làm nũng mẹ.
2. Chú chó được đặt tên là Cúp và biết chui vào gầm giường lấy trái banh, đem cho bạn nhỏ chiếc khăn lau nhà, đưa hai chân lên mỗi khi bạn nhỏ chìa tay cho nó bắt.
3. Cúp rất thích nghe bạn nhỏ đọc truyện. Mỗi khi bạn nhỏ đọc cho Cúp nghe, nó nằm khoanh tròn trên lòng bạn.
4. Những chi tiết thể hiện tình cảm giữa bạn nhỏ và chú chó:
- Bạn nhỏ đặt tên cho chú chó.
- Chú chó lấy trái banh, khăn lau nhà cho bạn nhỏ, chìa chân trước cho bạn nhỏ bắt.
- Bạn nhỏ đọc truyện cho chú chó và chú chó rất thích được nghe bạn đọc, nằm trong lòng bạn.
Em nghĩ gì về tình cảm giữa bạn nhỏ và chú chó là tình cảm của những người thân, người bạn.
ĐỌC MỞ RỘNG
1. Đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về những người bạn trong nhà (vật nuôi, đồ đạc,...) và viết phiếu đọc sách theo mẫu.
2. Trao đổi với bạn về những chi tiết làm em thấy thú vị và cảm động.
Câu trả lời:
1.
PHIẾU ĐỌC SÁCH | |
- Ngày đọc: 01/12/2022 - Tên bài: Đàn gà mới nở - Tác giả: Phạm Hổ | |
Nhân vật, sự việc được nói đến: đàn gà mới nở | Chi tiết làm em thấy thú vị hoặc cảm động: gà mẹ che chở cho đàn con trước diều hâu |
Mức độ yêu thích: 5 sao |
2. HS trao đổi với bạn về chi tiết làm em thấy thú vị và cảm động. Ví dụ: Trong bài thơ Đàn gà mới nở của Phạm Hổ, tớ thích nhất là chi tiết gà mẹ che chở cho đàn gà con mới nở trước sự rình mò, săn bắt của bọn diều hâu.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. Tìm từ ngữ về bạn trong nhà theo từng nhóm sau:
2. Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
Nhà Thủy ở ngay dưới thuyền. Con sông thân yêu, nơi có "nhà" của Thủy ấy, là sông Hồng. Lòng sông mở mênh mông, quãng chảy qua Hà Nội càng mênh mông hơn. Mỗi cánh buồm nổi trên dòng sông, nom cứ như là một con bướm nhỏ. Lúc nắng ửng mây hồng, nước sông nhấp nháy như sao bay.
(Theo Phong Thu)
- Cánh buồm trên sông được so sánh với sự vật nào?
- Nước sông được ví với sự vật nào?
3. Tìm hình ảnh so sánh trong các đoạn thơ dưới đây và nêu tác dụng của nó.
1. Tìm từ ngữ về bạn trong nhà theo từng nhóm:
Vật nuôi | Đồ đạc |
- Chó - Gà - Vịt - Chuột Hamster - Chim - v.v... | - Điều hòa - Tủ lạnh - Máy giặt - Ti-vi - Bàn - Ghế - v.v... |
2.
- Cánh buồm trên sông được so sánh với con bướm nhỏ.
- Nước sông được ví với sao bay.
3. Hình ảnh so sánh trong các đoạn thơ và tác dụng của nó:
Đoạn thơ | Hình ảnh so sánh | Tác dụng của hình ảnh so sánh |
1 | Tay xòe rộng hứng làn mưa rơi | Làm cho hình ảnh của tàu cau trở nên ngộ nghĩnh, gần gũi như tay con người; tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. |
2 | Cái đĩa | Cụ thể hóa đặc điểm "tròn" của mặt trăng bằng một sự vật gần gũi. |
3 | Chiếc khăn bông | Làm tăng sức gợi hình cho sự mềm mại và trắng của sương. |
4 | Mây | Nhấn mạnh vào sự mỏng manh, yếu ớt của những lá cây còn bé nhỏ. |
LUYỆN VIẾT ĐOẠN
1. Đọc bài Cái đồng hồ dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Cái đồng hồ
Vào năm học mới, bố thưởng cho hai anh em tôi một cái đồng hồ báo thức, vỏ bằng nhựa màu trắng. Bố vặn dây cót, xoay xoay cái kim, lập tức đồng hồ reo lên vang nhà. Đồng hồ nhà tôi có tiếng chuông reo "ác" thật, vang và trong như dế cộ gáy sau đêm mưa. Đặc biệt là tối không có đèn, hai cái kim của nó cứ sáng lóe lên như đom đóm. Suốt tháng ngày, đồng hồ tí ta tí tách, chăm chỉ chạy rất đều, rất đúng. Nó nhắc nhở anh em tôi giờ ngủ, giờ chơi, giờ ăn, giờ học.
(Theo Vũ Tú Nam)
a. Tìm từ ngữ hoặc câu văn:
- Tả các bộ phận của đồng hồ (vỏ đồng hồ, kim đồng hồ,...).
- Tả âm thanh của đồng hồ (tiếng kim của đồng hồ, tiếng chuông của đồng hồ,...).
b. Câu văn nào có hình ảnh so sánh?
2. Viết đoạn văn tả một đồ vật em yêu thích.
3. Chia sẻ đoạn văn của em trong nhóm, bình chọn các đoạn văn hay.
Câu trả lời:
1.
a. Từ ngữ hoặc câu văn:
- Tả các bộ phận của đồng hồ:
- Bố vặn dây cót, xoay xoay cái kim, lập tức đồng hồ reo lên vang nhà.
- Đặc biệt là tối không có đèn, hai cái kim của nó cứ sáng lóe lên như đom đóm.
- Tả âm thanh của đồng hồ:
- Đồng hồ nhà tôi có tiếng chuông reo "ác" thật, vang và trong như dế cộ gáy sau đêm mưa.
- Suốt tháng ngày, đồng hồ tí ta tí tách, chăm chỉ chạy rất đều, rất đúng.
b. Câu văn có hình ảnh so sánh: Đồng hồ nhà tôi có tiếng chuông reo "ác" thật, vang và trong như dế cộ gáy sau đêm mưa.
2. Em rất thích cái cặp sách của em. Nó có màu xanh da trời, in trên đó những cành hoa lê trắng theo phong cách cổ trang trông thật đẹp. Cặp sách của em là món quà sinh nhật được chị gái tặng cho. Chiếc cặp đặc biệt vì có hai dây rút xinh xinh nữa. Hăng ngày đi học, em bỏ vào cặp nào là sách, nào là vở, khoảng 5 quyển, kèm theo một hộp bút, nhìn trông rất vừa vặn. Em rất thích chiếc cặp này. Đến lớp, bạn nào cũng thích mân mê chiếc cặp của em.
3. HS chia sẻ đoạn văn trong nhóm, bình chọn các đoạn văn hay.