Hằng ngày, chúng ta thường sử dụng điện thoại để liên lạc với nhau. Có bao giờ bạn thắc mắc cách mà những chiếc điện thoại liên lạc với nhau như thế nào chưa? Trong bài Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, tracnghiem.vn sẽ giải đáp thắc mắc này giúp bạn .
Bài viết này gồm hai phần:
- Lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa.
A. Lý thuyết
I. Nguyên tắc chung
1. Phải sử dụng sóng điện từ cao tần
Sóng dùng để tải thông tin là các sóng mang.
2. Phải biến điệu các sóng mang.
Để biến điệu được sóng mang, ta làm như sau:
- Dùng micro biến dao động âm thành dao động điện có cùng tần số (Sóng âm tần).
- Dùng một bộ phận khác để “trộn” sóng âm tần với sóng mang.
Vậy, biến điệu sóng mang chính là việc trộn lẫn sóng âm tần hoặc thị tần với sóng cao tần. Có nhiều cách để biến điệu như biến điệu biên độ, biến điệu tần số hay biến điệu pha của dao động cao tần.
Biến điệu biên độ được mô tả như sau:
Chú ý: Bộ phận trộn sóng gọi là mạch biến điệu.
3. Tách sóng
Dùng mạch tách sóng âm tầm ra khỏi sóng cao tần để đưa ra loa tại nơi thu. Loa biến dao động điện thành dao động âm có cùng tần số.
4. Khuếch đại
Nếu tín hiệu thu được có cường độ nhỏ thì ta phải khuếch đại chúng bằng cách sử dụng mạch khuếch đại.
II. Sơ đồ khối của máy phát và máy thu đơn giản
1. Sơ đồ khối của một máy phát đơn giản
2. Sơ đồ khối của một máy thu đơn giản
3. Công dụng của các phần tử trong sơ đồ
Micro: Biến dao động âm thành dao động điện có cùng tần số (Sóng âm tần).
Mạch phát sóng điện từ cao tần: nguồn tạo sóng mang có tần số lớn.
Mạch biến điệu: trộn sóng âm tần với sóng mang.
Mạch khuếch đại: Cung cấp thêm năng lượng cho các sóng.
Anten: Bức xạ hoặc thu các sóng điện từ trong không gian.
Mạch tách sóng: Tách sóng âm tần ra khỏi sóng mang.
Loa, màn hình: Phát tín hiệu âm tần sau khi được tách ra khỏi sóng mang.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: SGK Vật lí 12 – Trang 119:
Hãy nêu bốn nguyên tắc cơ bản của việc thông tin liên lạc bằng vô tuyến.
Câu 2: SGK Vật lí 12 – Trang 119:
Sóng mang là gì? Thế nào là biến điệu một sóng điện từ cao tần?
Câu 3: SGK Vật lí 12 – Trang 119:
Vẽ sơ đồ khối của một máy phát thanh đơn giản và giải thích tác dụng của từng bộ phận trong sơ đồ.
Câu 4: SGK Vật lí 12 – Trang 119:
Vẽ sơ đồ khối của một máy thu thanh đơn giản và giải thích tác dụng của từng bộ phận trong sơ đồ.
Câu 5: SGK Vật lí 12 – Trang 119:
Trong dụng cụ nào dưới đây có cả một máy phát và một máy thu sóng vô tuyến?
A. Máy thu thanh.
B. Máy thu hình.
C. Chiếc điện thoại di động
D. Cái điều khiển ti vi.
Câu 6: SGK Vật lí 12 – Trang 119:
Chọn câu đúng.
Trong "máy bắn tốc độ" xe cộ trên đường
A. Chỉ có máy phát sóng vô tuyến.
B. Chỉ có máy thu sóng vô tuyến.
C. Có cả máy phát và máy thu sóng vô tuyến.
D. Không có máy phát và máy thu sóng vô tuyến
Câu 7: SGK Vật lí 12 – Trang 119:
Biến điệu sóng điện từ là:
A. Biến đổi sóng cơ thành sóng điện từ.
B. Trộn sóng điện từ tần số âm với sóng điện từ tần số cao.
C. Làm cho biên độ sóng điện từ tăng lên.
D. Tách sóng điện từ tần số âm ra khỏi sóng điện từ tần số cao.