Để có thể tạo được giống mới, trước hết phải có nguồn biến dị di truyền. Từ đó, bằng các biện pháp đặc biệt chọn ra các tổ hợp gen mong muốn. Những tổ hợp gen mong muốn được đưa về trạng thái đồng hợp tử nhằm tạo ra các giống thuần chủng. Bài này, chúng ta tìm hiểu một số kĩ thuật tạo giống mới. .
A. Lý thuyết
I. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
- Lai các dòng thuần chủng và chọn tổ hợp gen mong muốn
- Cho cá thể được chọn tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo giống thuần chủng
II. Tạo giống lai có ưu thế lai cao
1. Khái niệm ưu thế lai
- Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ.
2. Cơ sở di truyền của ưu thế lai
- Giải thuyết siêu trội: Ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có kiểu hình vượt trội nhiều mặt so với các dạng bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử.
3. Phương pháp tạo ưu thế lai
- Chọn và lai (thuận và nghịch) các dòng thuần chủng
- Tìm tổ hợp có ưu thế lai cao
- Ưu thế lai thường biểu hiện cao nhất ở F1 và giảm dần ở thế hệ sau => Không dùng con lai để làm giống
4. Một vài thành tựu ứng dụng ưu thế lai trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
- Một số thành tựu ứng dụng ưu thế lai ở Việt Nam đối với các cây trồng, vật nuôi: ngô, lúa, cà chua, nho, đu đủ, bò, lợn, ...
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Nguồn biến dị di truyền của quần thể vật nuôi được tạo ra bằng những cách nào?
Câu 2: Thế nào là ưu thế lai?
Câu 3: Nêu phương pháp tạo giống lai cho ưu thế lai?
Câu 4: Tại sao ưu thế lai cao nhất ở F1 và giảm dần ở đời sau?
Câu 5: Câu nào dưới đây giải thích về ưu thế lai là đúng?
A. Lai hai dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho ra con lai có ưu thế lai cao.
B. Lai các dòng thuần chủng khác xa nhau về khu vực địa lí luôn cho ưu thế lai cao.
C. Chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho ưu thế lai.
D. Người ta không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì con lai thường không thuần chủng.