Ở bài học trước, tracnghiem.vn đã hướng dẫn các bạn tìm hiểu các đặc trưng vật lí của âm, vậy âm có những đặc trưng sinh lí nào? Hãy cùng tìm hiểu nội dung này với tracnghiem.vn nhé! Hi vọng với những kiến thức trọng tâm mà tracnghiem.vn trình bày dưới đây sẽ giúp giải đáp được phần nào thắc mắc của bạn đọc và có thể vận dụng vào làm bài tập. .

A. Lý thuyết

Độ cao của âm: là một đặc trưng sinh lí của âm phụ thuộc vào tần số âm. 

Âm càng bổng (cao) thì có tần số càng lớn.

Âm càng trầm (thấp) thì có tần số càng nhỏ.

Độ to của âm: là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với đặc trung vật lí mức cường độ âm.

Độ to của âm phụ thuộc vào cường độ âm, mức cường độ âm (L) và tần số âm (f).

Âm sắc: là một đặc trưng sinh lí của âm, giúp ta phân biệt được hai âm phát ra từ hai nguồn khác nhau.

Âm sắc phụ thuộc vào đồ thị dao động âm. Âm có cùng một độ cao do các nhạc cụ khác nhau phát ra có cùng một chu kì nhưng đồ thị dao động của chúng có dạng khác nhau nên chúng có âm sắc khác nhau.

 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: SGK Vật lí 12, trang 59:

Hãy kể ra những đặc trưng sinh lí của âm.

Câu 2: SGK Vật lí 12, trang 59:

Độ cao của âm là gì? Nó liên quan đến đặc trưng vật lí nào của âm?

Câu 3: SGK Vật lí 12, trang 59:

Độ to của âm liên quan đên đại lượng vật lí nào của âm?

Câu 4: SGK vật lí 12, trang 59:

Âm sắc là gì?

Câu 5: SGK Vật lí 12, trang 59:

Chọn câu đúng.

Độ cao của âm

A. Là một đặc trưng vật lí của âm.

B. Là một đặc trưng sinh lí của âm.

C. Vừa là đặc trưng vật lí vừa là đặc trưng sinh lí của âm.

D. Là tần số âm

Câu 6: SGK Vật lí 12, trang 59:

Chọn câu đúng.

Âm sắc là

A. Màu sắc của âm.

B. Một tinh chất của âm giúp ta nhận biết các nguồn âm.

C. Một đặc trưng sinh lí của âm.

D. Một đặc trưng vật lí của âm.

Câu 7: SGK Vật lí 12, trang 59:

Chọn câu đúng.

Độ to của âm gắn liền với

A. Cường độ âm.

B. Biên độ dao động của âm.

C. Mức cường độ âm.

D. Tần số âm.