Dùng mẫu sơ đồ sau để chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa kiểu bài kể lại một truyện cổ tích với kiểu bài kể lại một trải nghiệm của bản thân.

8. Giống nhau:

  • Hai dạng bài này đều trình bày lại các sự việc theo trình tự hợp lí .
  • Bài văn đảm bảo bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài

Khác nhau:

  • Kiểu bài kể lại truyện cổ tích:
    • Người viết kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của mình.
    • Trong truyện kể được các sự việc quan trọng, đặc biệt là yếu tố hoang đường, kì ảo.
    • Người viết dùng ngôi thứ ba
    • Các sự việc trình bày theo trình tự thời gian.
    • Bố cục 3 phần: MB (giới thiệu truyện cổ tích), TB (giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, trình bày sự việc theo trình tự thời gian).
  • Kiểu bài kể lại trải nghiệm bản thân:
    • Người viết kể lại diễn biến sự việc mà mình đã trải qua và để lại nhiều ấn tượng, cảm xúc.
    • Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí, nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.
    • Người kể dùng ngôi thứ nhất để kể.

9. Trước khi nói hay trinh bày một vấn đề, việc trả lời những càu hỏi liên quan đến người nghe, mục đích nói, nội dung nói, thời gian nói và không gian nói giúp chúng ta có sự chuẩn bị tốt hơn cho bài nói/ trinh bày của minh cũng như có sự lựa chọn ngôn ngữ sao cho phù hợp vói các yếu tố đó.

10. Trước khi nói hoặc trình bày một vấn đề, ta cần xác định người nghe, mục đích nói nói, nội dung nói, thời gian, địa điểm nói vì khi trả lời được các câu hỏi trên sẽ giúp chúng ta định hướng nội dung bài viết, cách viết, cách nói, tăng hiệu quả giao tiếp.