Tình hình nông nghiệp dưới thời Lý: nông nghiệp là nền tảng kinh tế chủ yếu:
- Ruộng đất gồm ruộng công làng xã; ruộng phong cấp cho con cháu, và người có công; ruộng khai hoang.
- Thủy lợi: cho đào kênh, khơi ngòi, đắp đê.
- Cấm mổ trộm trâu bò để bảo vệ sức kéo.
- Nhà vua làm lễ tế thần Nông, xong tự cầm cầy - lễ Tịch Điền.
=>Nông nghiệp phát triển được mùa liên tục
Việc cày ruộng điền của nhà vua có ý nghĩa: khuyến khích nông dân tích cực sản xuất,thúc đẩy nông nghiệp phát triển, thể hiện quan hệ gần gũi giữa Vua và dân
Thủ công nghiệp
- Thủ công nghiệp trong nhân dân được phát triển như trồng dâu, nuôi tầm, kéo tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, làm đồ trang sức, vàng bạc, làm giấy, đúc đồng ……
- Xưởng thủ công nhà nước ở Thăng Long, dùng hàng nội hóa.
- Các công trình nổi tiếng của thợ thủ công: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên…
Thương nghiệp
- Buôn bán trong nước được mở rộng, Thăng Long là trung tâm kinh tế, chính trị.
- Buôn bán tấp nập ở biên giới Việt -Trung, bến Vân Đồn (Quảng Ninh)
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnh do điều kiện độc lập, hòa bình và ý thức dân tộc.
Việc thuyền buôn nhiều nước đến buôn bán với Đại Việt đã phản ánh tình hình thương nghiệp của nước ta hồi đó khá phát triển cả trong và ngoài nước,công trình kiến trúc đa dạng, phong phú,...