Các tầng lớp cư dân:

  • Vua quan: Bộ phận chính trong giai cấp thông trị, được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi
  • Địa chủ: Quan lại, hoàng tử, công chúa, một số thường dân : được cấp ruộng và có nhiều ruộng trở thành địa chủ có thế lực ở địa phương.
  • Nông dân: chiếm đa số. Họ là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội nhưng bị bóc lột nặng nề
  • Những người làm nghề thủ công, buôn bán : Họ phải nộp thuế và làm nghĩa vụ với vua.

Giáo dục 

  • Năm 1070 lậpVăn Miếu ở Thăng Long thờ Khổng Tử ,dạy con vua học .
  • Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên để chọn quan lại
  • Năm 1076 mở Quốc tử giám cho con em quý tộc học , trường đại học đầu tiên của Việt Nam .
  • Học Nho học, và chữ Hán, bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt .
  • Giáo dục và thi cử còn hạn chế vì việc học chỉ giành cho con em vua, quan, nhà giàu
  • Phật giáo phát triển : do các nhà sư có học được triều đình và nhân dân tôn trọng

Văn hóa

  • Nhân dân ưa ca hát nhảy múa , hát chèo, múa rối nước, đá cầu, đấu vật, đua thuyền
  • Kiến trúc và điêu khắc phát triển :
  • Chùa Một Cột (Diên Hựu), tháp Báo Thiên.
  • Tượng rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc , uyển chuyển như một ngọn lửa.
  • Nền nghệ thuật phong phú độc đáo, và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc: Văn hoá Thăng Long. 

Việc nhà Lý xây dựng văn miếu có ý nghĩa:

  • Để chọn người tài giúp ích cho đất nước
  • Tôn vinh những người tài giỏi (bia tiến sĩ)
  • Khuyến khích nhân dân đi học
  • Khẳng định vị trí độc tôn của Nho học trong đời sống chính trị của đất nước