1. Khi viết Thuỷ tiên tháng Một, một mục tiêu được tác giả đặt ra là đính chính cách gọi tên của nhiều người đối với hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái Đất. Rõ ràng, đây là vấn đề được tác giả đặc biệt quan tâm, vì đằng sau cách tên là toàn bộ nhận thức về những gì đang diễn ra trong tự nhiên có ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Nếu nhận thức không đúng hoặc không đầy đủ (thể hiện qua cách gọi tên thiếu cân nhắc), con người sẽ không nếu được chiến lược hoạt động hay sách lược ứng phó cần thiết nhằm đảm bảo sự an toàn cho cuộc sống của con người và muôn loài sinh vật khác. Chính việc tác giả nhắc đến một câu nói khá bàng quan của ai đó rằng: “Ồ, mọi thứ chỉ hơi nóng lên một chút thôi, có gì không hay đâu...?” đã khẳng định tính hệ trọng của vấn đề khiến ông phải tìm cách làm sáng tỏ.

2. Cùng với việc nêu nhận định:“Thời tiết có thể sẽ như trong truyện khoa học viễn tưởng, nhưng bản chất khoa học của nó là hoàn toàn có thật.”, tác giả đã liên tục đưa ra các căn cứ trong nhiều đoạn của văn bản.

Với vế đầu tiên của nhận định, tác giả chứng minh rằng thời tiết trên Trái Đất có những biến đổi khó tưởng tượng nổi: Trong khi lũ lụt hoành hành nơi này thì hạn hán gieo hoạ nơi kia; nơi lạnh thì lạnh cực độ mà nơi nóng cũng nóng khủng khiếp; tất cả các hiện tượng tự nhiên vốn dĩ bình thường như bão, mưa, cháy rừng,... đều diễn ra với quy mô dữ dội, khác thường. Quả là mọi thứ “như trong truyện khoa học viễn tưởng”!

Với vế thứ hai của nhận định, bằng tri thức khoa học vững chắc, tác giả đã cho thấy mọi chuyện diễn ra không hề ngẫu nhiên và hoàn toàn có thể giải thích được:“Nhiệt độ trung bình chỉ cần tăng lên một chút là thời tiết đã thay đổi rất nhiều, vì chính chênh lệch nhiệt độ làm hình thành cũng như tạo ra hướng vận động của gió trên bề mặt Trái Đất. Do đó, khi bạn làm thay đổi nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất, bạn cũng làm thay đổi hướng gió – và cả tình hình gió mùa trước cũng thay đổi – đó là lí do chủ yếu làm xuất hiện những trận mưa bão rất lớn ở nơi này và những đợt nóng khắc nghiệt hơn, hạn hán kéo dài hơn ở nơi khác.”.

3. Mặc dù vấn đề được nêu trong Thuỷ tiên tháng Một từng được giới khoa học nhiều lần bàn tới, nhưng văn bản vẫn cuốn hút được người đọc. Lí do có thể là: - Văn bản liên kết được các góc nhìn khác nhau (thông qua việc nêu những cách định danh không giống nhau về hiện tượng biến đổi khí hậu) để người đọc có được sự hình dung tổng quát về vấn đề. Tác giả đã thổi vào văn bản lòng nhiệt tình muốn mọi người đều nhận thức đúng vấn đề, để từ chỗ thấy lo âu mà biết xác định hướng hành động phù hợp.

- Nhiều thông tin được nêu lên nóng hổi tính thời sự nên khả năng tác động trực tiếp đến người đọc mạnh hơn. – Tác giả chọn được cách dẫn dắt vấn đề sinh động, đi từ những ghi nhận

theo tri giác bình thường (thấy hoa thuỷ tiên nở vào tháng Một) đến những đánh giá tổng hợp, khái quát. Đồng thời, sự kết hợp giữa miêu tả hiện tượng và cắt nghĩa hiện tượng cũng được chú ý thực hiện, rất nhịp nhàng, linh hoạt.

4. Khi tính số lượng cước chú, ngoài những cước chú đặt ở chân trang, cần kể thêm cả cước chú cuối văn bản về xuất xứ của văn bản Thuỷ tiên tháng Một (xem lại giới thuyết về thuật ngữ cước chú ở phần Tri thức ngữ văn). Cần căn cứ vào phản ứng có thật của chính em trước văn bản để trả lời ý hỏi thứ hai. Những khó khăn có thể gặp phải khi văn bản không có cước chú:

- Một số thuật ngữ hay từ ngữ “khó” khác (thường có yếu tố Hán Việt) sẽ không được hiểu đúng, làm ảnh hưởng đến việc lĩnh hội chính xác thông tin từ văn bản.

- Một số điểm thú vị trong câu văn của tác giả cũng như cách ông mở rộng liên tưởng, kết nối các góc nhìn lại với nhau sẽ bị bỏ qua, nếu các tên riêng như Min-ne-xô-ta (địa danh), Thoai-lai Giôn (tên chương trình truyền hình) không được giải thích.

- Một số hiện tượng tự nhiên vốn ít được nghe nói (như hiện tượng “nước trồi” sẽ làm nảy sinh những băn khoăn, gây trở ngại cho việc đọc hiểu văn bản.

5. Cách Thô-mát L. Phrít-man sử dụng tài liệu tham khảo khi viết Thuỷ tiên tháng Một:

– Không tập hợp toàn bộ tài liệu tham khảo thành một mục riêng để đặt ở cuối văn bản.

Các đoạn văn được trích dù ngắn hay dài đều được để trong dấu ngoặc kép, kèm theo đó là những lời dẫn cho biết rõ ai nói, viết; bài được đăng ở đâu, lúc nào,...

– Phần trích báo cáo của Tổ chức Khí tượng thế giới vì tương đối dài nên được

xếp thành một khối riêng trên trang sách in để người đọc dễ nhận biết.