Địa hình đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam, chiến 3/4 diện tích lãnh thổ. Nổi bật nhất của dạng địa hình núi là vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, để thấy được sự khác nhau của 2 vùng núi này chúng ta cùng so sánh 2 vùng núi này..

So sánh vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc:

Đặc điểm

Vùng núi Đông Bắc

Vùng núi Tây Bắc

Phạm vi

Tả ngạn sông Hồng (từ dãy Con Voi đến vùng đồi ven biển Quảng Ninh)

Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả

Hướng núi

Chủ yếu là hướng vòng cung (cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều)

Tây Bắc – Đông Nam ( dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Bạch Mã)

Độ cao

Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế, độ cao TB 500 – 1000m, chỉ có một số đỉnh cao trên 2000m phân bố ở thượng nguồn sông Chảy.

Cao đồ sộ nhất Việt Nam, nhiều đỉnh trên 2000m (đỉnh Phanxipang cao nhất Việt Nam)

Các dạng địa hình

- Có 4 cánh cung lớn: sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

- Một số núi cao nằm ở thượng nguồn sông Chảy.

- Gíap biên giới Việt – Trung là địa hình cao của các khối núi đá vôi Hà Giang, Cao Bằng.

- Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 – 600m

- Giữa đồng bằng là vùng đồi trung du thấp dưới 100m.

- Các dòng sông chảy theo hướng cánh cung là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.

- Có 3 mạch núi chính:

+ Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn

+ Phía Tây: núi cao trung bình dãy sông Mã dọc biên giới Việt – Lào.

+ Ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen lẫn các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi,...

- Nối tiếp là vùng đồi núi Ninh Bình, Thanh Hóa.

- Các bồn trũng mở rộng thành các cánh đồng,...

- Nằm giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam: sông Đà, sông Mã, sông Chu.

Hình thái

Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng mở rộng

Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu.