Liên minh châu Âu, viết tắt là EU, là liên minh kinh tế – chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên thuộc châu Âu. Để tìm hiểu rõ hơn về quá trình mở rộng và phát triển của EU thì các em sẽ đi vào bài học hôm nay..
1. Qúa trình mở rộng của Liên minh châu Âu
- Liên minh châu Âu (European Union - EU) là tiền thân Cộng đồng kinh tế châu Âu, được thành lập theo Hiệp ước Roma kí năm 1957 và có hiệu lực năm 1958.
- Liên minh châu Âu đnag mở rộng từng bước, qua nhiều giai đoạn.
- Diện tích 3.443.600km2 và có 378 triệu dân (năm 2001). Đến nay, diện tích là 4.475.757 km2. Dân số khoảng 512 triệu dân.
- Danh sách 27 nước thành viên tham gia qua các năm:
+ Năm 1957, Bỉ, Đức, Hà Lan, Italya, Lucxembua, Pháp.
+ Năm 1973: Đan Mạch, Ireland, Anh.
+ Năm 1981: Hi Lạp
+ Năm 1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
+ Năm 1995: Áo, Phần Lan,Thụy Điển
+ Năm 2004: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estolia, Manta, CH Síp
+ Năm 2007: Romania, Bungari.
- Những thể chế chính trị quan trọng của Liên minh châu Âu bao gồm Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu, Hội đồng Liên minh châu Âu,Hội đồng châu Âu, Tòa án Công lý Liên minh châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu.
2. Sự phát triển của Liên minh châu Âu
a. Liên minh châu Âu - một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới
Liên minh toàn diện thế giới, về:
- Có cơ cấu tổ chức toàn diện.
- Chính trị: Có cơ quan lập pháp là nghị viện Châu Âu.
- Kinh tế: Có chính sách chung, hệ thống tiền tệ chung (đồng Ơ-rô), tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn.
- Văn hóa – xã hội: Chú trọng bảo vệ tính đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ, tổ chức tài trợ học ngoại ngữ, trao đổi sinh viên, đào tạo nghề nghiệp.
b. Liên minh châu Âu- tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
- Chiếm 40% hoạt động ngoại thương của thế giới.
- Là khu vực kinh tế lớn trên thế giới.
- Liên minh châu Âu: đẩy mạnh đầu tư vào công nghiệp của các nước công nghiệp mới.
- EU không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức kinh tế trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.