Nhắc đến châu Nam Cực là chúng ta nghĩ đến châu lục lạnh nhất thế giới, là châu lục nằm xa nhất về phía nam của Trái Đất. Vậy châu lục này có đặc điểm gì thì chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học này..
- Gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.
- Lục địa Nam Cực có hình khối gần tròn, phần trung tâm của lục địa gần trùng với cực Nam của Trái Đất và nằm hoàn toàn trong vòng cực Nam. Phần xa nhất của lục địa về phía Bắc là bán đảo Nam cực, cách lục địa Nam Mỹ bởi eo Đrayco.
- Diện tích châu Nam Cực khoảng 14,1 triệu km2, 85% diện tích bị băng bao phủ. Lớp băng này có thể tích gần 24 triệu km3, chiếm 90% lượng băng của toàn thế giới với trữ lượng gần 70% lượng nước ngọt trên bề mặt Trái Đất.
- Độ cao trung bình của lục địa khoảng 2300m, đỉnh núi cao nhất của châu lục là đỉnh Vinxon Macxip cao 5140m.
- Khí hậu của châu Nam Cực rất khắc nghiệt. Năm 1967, các nhà khoa học Na Uy đã đo được nhiệt độ thấp nhất là - 94,5⁰C. Vào mùa hạ, nhiệt độ thường xuyên - 30⁰C, còn ở sát bờ biển nhiệt độ 0⁰C. Ngoài ra, châu Nam Cực còn có gió thổi rất mạnh, tốc độ có khi tới 320km/giờ.
- Do phần lớn diện tích lục địa bị băng bao phủ nên việc tìm kiếm, thăm dò các mỏ khoảng sản gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều mỏ khoáng sản có trữ lượng như; than, sắt, dầu mỏ, kim loại quý,... nhưng cho đến nay những tài nguyên ở đây vẫn được bảo về và cấm khai thác, sử dụng với mục đích riêng. Theo Hiệp ước năm 1959, của 12 nước đã kí kết bao gồm: Achentina, Úc, Bỉ, Chile, Pháp, Nhật Bản, Anh, Niu Dilen, Na Uy, Nam Phi, Hoa Kì và Liên xô (cũ) thì lục địa Nam Cực chỉ dành riêng cho mục đích khoa học và hòa bình. Trên lục địa Nam Cực không có các căn cứ phục vụ mục đích quân sự.