Nhắc đến sa mạc là chúng ta đều nghĩ đến cồn cát, khí hậu khô hạn. Trong nhiều năm, dưới tác động của tự nhiên và chủ yếu là con người, tỉ lệ sa mạc hóa ngày càng lớn.Các sa mạc này giờ đã trở thành một nơi mà chỉ có những động, thực vật gai góc nhất mới có thể sinh tồn. Bài viết này xin được giới thiệu về một số sa mạc lớn nhất trên thế giới hiện nay..
1. Châu Nam Cực
- Châu Nam cực bị băng tuyết bao phủ quanh năm, với diện tích 14,1 triệu km2. Khác với những sa mạc bình thường như nóng, bão cát, …thì Nam Cực được coi là sa mạc lạnh lẽo nhất bởi nơi đây có lượng mưa quá ít (lượng mưa trung bình 50mm) và tồn tại chủ yếu dưới dạng tuyết.
- Hầu như bề mặt của Nam Cực (99%) bao phủ bởi băng tuyết bởi nhiệt độ châu Nam Cực -48⁰C, và quá trình bốc hơi rất chậm.
- Do sự biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu, nhiều phần của Nam Cực đang có dấu hiệu nóng lên. Nhiệt độ trong vòng 50 năm qua ở Nam Cực đã tăng lên 2,5 lần - gấp 5 lần so với phần còn lại của Trái đất.
2. Hoang mạc Xahara
- Với diện tích 8,6 triệu km2, kéo dài từ bờ Đại Tây Dương theo hướng đông đến bờ biển Hồng Hải. Sahara kéo dài 5.600 km từ đông sang tây, rộng 1.600 km từ nam sang bắc, đi qua Ai Cập, Sudan, Lybia, Chad, Angeria, Niger, Tunisia, Marốc, Mali, Mauritania và Tây Sahara, chiếm 30% cả lục địa châu Phi.
- Sahara không chỉ là một sa mạc điển hình với nhiều đồi cát lớn mà còn có một diện tích lớn nham thạch lộ thiên hoặc chỉ có một lớp mỏng nham thạch vụn (hoang mạc đá) cùng với các bãi đã cuội và sỏi (sa mạc).
- Ngoài diện tích rộng lớn thì Xahara còn có lượng mưa rất ít 25mm, thậm chí còn 5mm ở phía Đông hoang mạc. Ở đây cả năm chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu áp nhiệt đới cao và vùng gió mùa đông bắc. Gió đông bắc làm giảm khí lưu và gió từ lục địa đến, hơi nước ngưng tụ nên khí hậu ở đây cực kỳ khô hạn. Diện tích khu vực khô hạn của nó đứng hàng thứ nhất toàn cầu. Do lượng mưa ít, lại thêm việc chăn thả và khai khẩn quá độ, sa mạc Sahara không ngừng mở rộng về phía nam.
- Khoảng 4000 năm trước, Xahara cũng là vùng đất trù phú với nhiều động thực vật.
- Xahara có địa hình khá đa dạng, còn có cánh đồng muối, sông, suối,.... nhưng chỉ có 30% là cát.
- Tuy điều kiện khắc nghiệt nhưng vẫn có một số loài sinh vật tồn tại và phát triển. Có khoảng 500 loài thực vật và động vật khá đa dạng. Đó là loài cỏ giấy có bộ rễ phát triển, loài xương rồng có lá biến thành gai, thân cây có chứa chất dinh dưỡng. Các loài thực vật sinh trưởng nhanh, chịu hạn như mộc tặc giả sau khi mưa 10 phút sẽ mọc mầm, sau 10 giờ sẽ ra rễ nên có thể thấy khắp nơi. Các loài động vật có khả năng chịu khát, chạy giỏi hoặc sống trong hang như đà điểu, linh dương, chuột nhảy, thằn lằn… cũng hoàn toàn thích ứng được với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ở Sahara.
- Ốc đảo chiếm 2% diện tích sa mạc, ốc đảo đóng vai trò trong các hoạt động kinh tế ở hoang mạc.
3. Sa mạc Ả Rập
- Sa mạc Ả Rập có diện tích là 2,3 triệu km2, bao phủ Ả Rập Saudi, Oman và một phần của Irac.
- Mỗi địa điểm trên sa mạc đều có độ nóng khác nhau. Tại vùng trung tâm sa mạc nhiệt độ có thể lên tới 54⁰C. Những khu vực gần rìa sa mạc hoặc trên các cao nguyên thì ẩm hơn, đôi khi còn có sương và sương mù.
- Lượng mưa trung bình năm dưới 100 mm, nhưng tùy thuộc vào địa điểm, nó có thể dao động từ 0 đến 500 mm. Nhờ hoạt động tưới tiêu của con người, nhiều phần sa mạc đã được phủ xanh.
4. Sa mạc Gobi
- Đây là một sa mạc khá nổi tiếng, với diện tích 1,3 triệu km2, bảo phủ một vùng lớn của Trung Quốc và Mông Cổ.
- Không phải tất cả mọi nơi trên sa mạc Gobi đều khô cằn. Có nơi trong sa mạc còn có dạng thời tiết chia làm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 50 đến 200 mm tùy theo địa điểm. Khu vực phía Đông có khá nhiều mưa vào mùa hè, gió mùa hoạt động cũng mạnh hơn.
- Sa mạc Gobi là nơi lý tưởng để khai quật những hóa thạch khủng long. Một bộ xương khủng long bạo chúa Tyrannosaurus Rex đã được khai quật tại khu vực này.
5. Sa mạc Klahari
- Với diện tích lên tới 930.000 km2, bao phủ một vùng rộng lớn của Nam Phi, Botswana và Namibia.
- Lượng mưa trung bình ở sa mạc này dưới 500mm/ năm. Tuy nhiên có một số nơi chỉ nhận được 200 mm nước mưa hàng năm.
- Nơi đây bị bao phủ bởi cát, có thể đã được hình thành từ 2,6 triệu đến 11.700 năm về trước, do hoạt động mạnh của gió và mưa. Sa mạc Kalahari cũng là nơi từng có nhiều hoạt động của con người nhiều ngàn năm về trước.
6. Sa mạc Patagonia
- Với diện tích khổng lồ lên tới 630.000 km2, thuộc về Argentina. Khu vực sa mạc và bán sa mạc kéo dài từ Đại Tây Dương đến dãy Andes.
- Sa mạc Patagonia nằm ở sườn ít mưa của dãy núi Andes.Ở đây khá khắc nghiệt, tương đương với thung lũng chết. Lượng mưa trung bình từ 160 đến 200 mm/năm.
- Sa mạc Pataginnia có môi trường khắc nghiệt chủ yếu là do sự ảnh hưởng của địa hình. Khi các khối không khí bị ép di chuyển vòng qua núi và các vùng trũng sâu, trở nên nóng hơn và khả năng giữ hơi nước cũng tăng. Ở bên sườn ít mưa của một dãy núi, nước bốc hơi rất nhanh, do đó tạo nên một môi trường sa mạc khô cằn.
7. Sa mạc Great Victoria
- Diện tích của sa mạc này lên tới 647.000 km2, bao phủ gần hết nước Úc chủ yếu dưới dạng cồn cát song song và một số hồ muối. Những đụn cát chủ yếu là cát đỏ đến từ phía Đông Ôxtraylia, chúng chuyển sang màu trắng khi di chuyển xuống phía Nam do trộn lẫn với cát từ các bãi biển.
- Lượng mưa thay đổi liên tục, trung bình 162mm/năm. Do môi trường khắc nghiệt, sa mạc chủ yếu chỉ có các vùng đất của thổ dân, khu bảo tồn thiên nhiên hoặc đất trống, không có thành phố.
- Lạc đà là loài động vật đnag bị đe dọa cả vùng sa mạc này.
8. Sa mạc Syria
- Syria có diện tích khoảng 518.000 km2, bao phủ phần lớn Irac, Jordan, Ả Rập Saudi và Syria, nơi đây được "đánh dấu" bởi dung nham- một rào cản không thể vượt qua đối với con người cho đến thập kỉ gần đây. Hiện nay, chúng ta đã có đường cao tốc và các ống dẫn dầu đã được xây dựng dọc khu vực này.
- Lượng mưa trung bình hằng năm ở khu vực này rơi vào khoảng 125mm.
- Khu vực khảo cổ có tên gọi "vòng tròn đá Stonehenge của Syria" đã được phát hiện vào năm 2009. Một báo cáo năm 2012 của Discovery cho biết nơi này chứa rất nhiều vòng tròn đá và các khu lăng mộ.