Xét ΔOABΔOCD ta có:

OA = OC (giả thiết)

AOB^=COD^ (hai góc đối đỉnh)

OB = OD (giả thiết)

Do đó, ΔOAB=ΔOCD (c . g . c).

Suy ra AB = DC và BAO^=OCD^ hay BAC^=ACD^.

Mà hai góc này ở vị trí so le trong, do đó AB // DC (1).

Xét ΔOADΔOCB ta có:

OA = OC (giả thiết)

AOD^=BOC^ (hai góc đối đỉnh)

OD = OB (giả thiết)

Do đó, ΔOAD=ΔOCB (c . g . c).

Suy ra AD = BC và OAD^=OCB^ hay CAD^=ACB^.

Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên AD // BC (2).

Từ (1) và (2) suy ra tứ giác ABCD là hình bình hành.

Ta có: OA = OC = OB = OD, AC = OA + OC, BD = OB + OD.

Do đó, AC = BD.

 Xét tam giác ABD và tam giác DCA có:

AB = DC (chứng minh trên)

AD cạnh chung

BD = AC (chứng minh trên)

Do đó, ΔABD=ΔDCA (c . c . c).

Suy ra BAD^=CDA^

Lại có: BAD^+CDA^=180 (do AB // DC, hai góc ở vị trí trong cùng phía)

Do đó: BAD^=CDA^=180/2=90

Vậy hình bình hành ABCD có một góc vuông nên nó là hình chữ nhật.