a) Vì AH là đường cao của tam giác ABC nên AH vuông góc với BC. Do đó, $\widehat{AHB}=90^{\circ}$.

Vì DK là đường cao của tam giác DEF nên DK vuông góc với EF. Do đó, $\widehat{DKE}=90^{\circ}$

Xét $\Delta ABH$ và $\Delta DEK$ có:

$\widehat{AHB}=\widehat{DKE}=90^{\circ}$ (chứng minh trên)

AB = DE (giả thiết)

AH = DK (giả thiết)

Do đó, $\Delta ABH = \Delta DEK$ (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

Suy ra, $\widehat{B}=\widehat{E}$ (hai góc tương ứng).

Xét $\Delta ABC$ và $\Delta DEF$ có:

$\widehat{AHB}=\widehat{DKE}=90^{\circ}$ (chứng minh trên)

AB = DE (giả thiết)

BC = EF (giả thiết)

Do đó, $\Delta ABC = \Delta DEF$ (c . g . c).

b) Vì AH là đường cao của tam giác ABC nên AH vuông góc với BC. Do đó, $\widehat{AHB}=\widehat{AHC}=90^{\circ}$.

Vì DK là đường cao của tam giác DEF nên DK vuông góc với EF. Do đó, $\widehat{DKE}=\widehat{DKF}=90^{\circ}$.

Xét $\Delta ABH$ và $\Delta DEK$ có:  

$\widehat{AHB}=\widehat{DKF}=90^{\circ}$ (chứng minh trên)

AB = DE (giả thiết)

AH = DK (giả thiết)

Do đó, $\Delta ABH = \Delta DEK$ (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

Suy ra, BH = EK.

Xét $\Delta ACH$ và $\Delta DFK$ có:

$\widehat{AHC}=\widehat{DKF}=90^{\circ}$ (chứng minh trên)

AC = DF (giả thiết)

AH = DK (giả thiết)

Do đó, $\Delta ACH = \Delta DFK$ (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

Suy ra, CH = FK.

Ta có: BC = BH + HC; EF = EK + FK. Mà BH = EK; HC = FK nên BC = EF.

Xét $\Delta ABC$ và $\Delta DEF$ có:

BC = EF (chứng minh trên)

AC = DF (giả thiết)

AB = DE (giả thiết)

Do đó, $\Delta ABC = \Delta DEF$ (c . c . c).