B. Bài tập và hướng dẫn giải
1. Nhiệt độ và nhiệt kế
- Thực hiện thí nghiệm như mô tả ở thí nghiêm 1 và cho biết cảm nhận của em về độ "nóng", "lạnh" ở các ngón tay khi nhúng vào cốc 2 có như nhau không? Từ đó em có thể rút ra nhận xét gì?
Thí nghiệm 1: Cảm nhận về độ nóng, lạnh của nước
Dụng cụ: Ba cốc nước 1, 2, 3 (cho thêm nước đá vào cốc 1 để có nước lạnh và cho thêm nước nóng vào cốc 3 để có nước ấm).
Tiến hành thí nghiệm: Nhúng đồng thời ngón tay trỏ của tay phải vào cốc 1, ngón tay trỏ của tay trái vào cốc 3. Sau một lúc ta rút các ngón tay ra rồi cùng nhúng vào cốc 2.
- Để so sánh độ "nóng", "lạnh" của các vật, người ta dùng đại lượng nào?
- Lấy ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ của vật
- Kể tên một số loại dụng cụ đo nhiệt độ mà em biết. Nêu những ưu thế và hạn chế của mỗi loại dụng cụ đó.
- Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của mỗi nhiệt kế ở hình 7.3,7.4 và 7.5
3. Thực hành đo nhiệt độ
- Có các nhiệt kế như hình 7.6, để đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm ta nên dùng loại nhiệt kế nào? Đo nhiệt độ của cơ thể ta nên dùng loại nhiệt kế nào? Vì sao?
- Hãy đo nhiệt độ của 2 cốc nước rồi điền kết quả theo mẫu bảng 7.1
- Tại sao chỉ có nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu mà không có nhiệt kế nước?
- Mô tả cách đo và thực hành đo nhiệt độ của cơ thể em
BÀI TẬP
1. Tại sao bảng chia nhiệt độ của nhiệt kế y tế thuỷ ngân thường ghi nhiệt độ từ 35 °C đến 42 °C?
2. Nguyên tắc nào dưới đây được sử dụng để chế tạo nhiệt kế thường dùng?
A. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. B. Dãn nở vì nhiệt của chất khí.
C. Thay đổi màu sắc của một vật theo nhiệt độ. D. Hiện tượng nóng chảy của các chất.
3. Bảng dưới đây ghi tên các loại nhiệt kế và nhiệt độ ghi trên thang đo của chúng:
Lựa chọn loại nhiệt kế để đo nhiệt độ của:
a, Cơ thể người b, nước sôi c, không khí trong phòng