27.1. Cảm ứng là khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng (trả lời) thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển. Ví dụ: Trời nóng người toát mồ hôi; Cây trinh nữ cụp lá khi chạm vào;...
27.2. Vai trò của cảm ứng trong đời sống của cây: Thông qua cảm ứng, sinh vật phản ứng lại với các kích thích của môi trường, nhờ đó sinh vật tồn tại, phát triển thích nghi với sự thay đổi của môi trường trong một giới hạn nhất định. Ví dụ: Sinh vật có tính hướng sáng, nhờ đó cây hướng về phía ánh sáng để tăng cường quang hợp; Cây có tính hướng nước, rễ cây hướng về nguồn nước và chất khoáng;...
27.3. A.
27.4. C.
27.5. Tính hướng sáng: Thân, cành cây hướng về phía có ánh sáng tìm nguồn sáng để quang hợp. Ví dụ: Cây đậu đặt trong bóng râm một thời gian thì thân mọc hướng về phía có ánh sáng.
27.6. C.
27.7. B.
27.8. A.
27.9. A.
27.10. Tên gọi mười giờ là do hoa của nó thường chỉ nở từ khoảng 8 hoặc 9 giờ đến 10 giờ sáng trong ngày. Đây là một dạng cảm ứng ở thực vật – cảm ứng nở hoa
27.11. Đậu cô ve là loài thuộc họ thân leo, cây ưa sáng, do đó, làm giàn giúp đậu cô ve có chỗ bám, leo lên đón ánh sáng mặt trời giúp cây quang hợp và sinh trưởng, phát triển tốt.
27.12. Hai cây đậu đều hướng về phía có nguồn sáng. Nguồn sáng của cây thứ nhất ở phía trên nên cây mọc thẳng, cây đậu thứ hai có nguồn sáng ở bên cạnh nên cây uốn cong về phía nguồn sáng.