Đề bài: Phân tích nghệ thuật lập luận trong tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh - bài mẫu 1 .
Bài viết:
Nếu như người dân Mỹ tự hào vì có bản tuyên ngôn độc lập được lưu truyền suốt bao nhiêu thế kỉ thì người Việt Nam chúng ta có quyền tự hào về những bài tuyên ngôn độc lập đanh thép qua các thời kì lịch sử huy hoàng của dân tộc. Thời Trần có “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt, áng văn hùng hồn trong “Đại cáo Bình Ngô” của Nguyên trãi dưới thời Lê. Thì một lần nữa lịch sử gọi tên bản “Tuyên ngôn dộc lập” của Hồ Chí Minh. Đây là những áng thiên cổ hùng văn của dân tộc. Bên cạnh giá trị lịch sử thì nó còn vượt lên trên hết mang giá trị văn học nghệ thuật lớn lao, trở thành những bản văn chính luận mẫu mực.
Bản Tuyên ngôn độc lập được Hồ Chí Minh soạn thảo vào ngày 2/9/1945 đây có thể coi là một áng thiên cổ hùng văn thể hiện chủ quyền sự toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam trong những thang trầm lịch sử chống đế quốc.
Văn chính luận thường được sử dụng trong những hoàn cảnh lịch sử cần sự trang trọng, tôn nghiêm như bài chiếu, biểu, cáo, tuyên ngôn. Những dạng văn này thường có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, ngôn ngữ sắc bén, bằng chứng xác thực khiến người nghe không thể chối cãi. Và những điều này đã thể hiện trọn vẹn trong bản Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, nó không chỉ mang tầm vóc ý nghĩa lịch sử lớn lao mà hơn hết là nó đạt đến độ mẫu mực của một chính luận hoàn hảo. Từng quan điểm, lĩ lẽ Người đưa ra có tính thuyết phục cao, thậm chí nó buộc người đọc phải chấp nhận mà không thể chối cãi. Người đưa ra ba luận điểm vô cùng sắc bén: - Cơ sở Pháp lí của bản tuyên ngôn: - Cơ sở thực tiễn và bản chất phi nghĩa của thực dân pháp cùng sự lớn mạnh không ngừng của cách mạng Việt Nam:- Chủ quyền tất yếu của dân tộc Việt Nam. Ở mỗi luận điểm người lại đưa ra những lí luận đanh thép, bằng chứng xác thực, khiến người nghe hoàn toàn tiếp nhận một cách dễ dàng. Có thể nói xét về kết cấu của tác phẩm chính luận hay một văn bản thông thường thì Tuyên ngôn độc lập đều đạt chuẩn mực.
Phần đầu của bản tuyên ngôn Bác đưa ra cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn. Người đưa ra chân lí vĩnh cửu về quyền tự do dân tộc, quyền sống của mỗi con người. Điều đó được thừa nhận trong hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Pháp và Mỹ. Đây là hai bản tuyên ngôn được công nhận vì chứa đựng những tư tưởng lớn. Bằng cách trích dẫn khôn khéo này Hồ Chí Minh đã ngầm khẳng định sự ngang hàng của 3 bản tuyên ngôn độc lập, 3 quốc gia và 3 cuộc cách mạng. ngoài ra thủ pháp “gậy ông đập lưng ông” này còn góp phần làm cơ sở pháp lí cho tuyên ngôn độc lập của Việt Nam. Nó thể hiện nghệ thuật lập luận khéo léo, kiên quyết và sắc bén của tác giả Hồ Chí Minh.
Chuyển sang phần hai của bản Tuyên ngôn chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng những câu văn ngôn từ đanh thép để diễn tả sự khốn nạn đốn mạt của quân ăn cướp. Những điệp từ “thế mà” được lặp đi lặp lại nhiều lần càng nhấn mạnh tội ác, sự phi nhân tính đi lại với những tuyên ngôn nhân quyền mà chúng đưa ra trước đó. Điệp từ “chúng” được lặp lại nhiều lần như một sự ám chỉ sự tàn nhẫn bất lương cũng như nỗi đau mà thực dân Pháp gây ra cho dân tộc mình. Ngoài ra ở phần này tác giả còn sử dụng nhiều động từ mạnh như “chém”, “giết”, “tắm cuộc khởi nghĩa trong bể máu”…. Đây như những bằng chứng biết nói lột tả sự xảo trá, tàn bạo đến man rợ của đế quốc thực dân nó đẩy những người dân khốn cùng của ta quằn quại trong vòng tử địa.
Đến phần thứ 3 cũng là phần kết của bản Tuyên ngôn. Tác giả dùng cụm từ “thế cho nên”. Như một lời khẳng định những hành động tiếp theo như một sự nối tiếp cho nguyên nhân – kết quả ở trên. Tuyên ngôn khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc Việt nam. Đó là điều mà bất cứ ai không có quyền chối cãi và bác bỏ. Nó thể hiện được một bố cục chặt chẽ, kết cấu rõ ràng. Thể hiện sự đanh thép và quyết tâm cao độ để dành độc lập.
Có thể nói bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 được coi là một áng thiên cổ hùng văn. Nó xóa bỏ đi dư tàn của chế độ thực dân mở ra một kỉ nguyên mới cho con người dân tộc Việt Nam. Bằng lí luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực ngôn từ chân thực đến mức nghiệt ngã Hồ CHí Minh xứng đáng là một bậc thầy của chính luận. Áng văn của Người sẽ mãi mãi là một bản mẫu hoàn chỉnh để con cháu ngàn đời noi theo.