Bài tập về toán thực tế liên quan đến đại lượng tỉ lệ thuận.

$\frac{1}{2}$

4. Số thóc và số gạo xay được là hai đại lượng tỉ lệ thuận.

Gọi số thóc cần xay để được 3 tạ gạo là x (tạ, x>0). Ta có:

$\frac{x}{3}=\frac{100}{60}\Rightarrow x=5$ (tạ)

Vậy cần xay 5 tạ thóc

5. Số áo người công nhân đó may được và thời gian may là hai đại lượng tỉ lệ thuận.

Gọi số áo người đó may trong 8 giờ là y (y>0). Ta có:

$\frac{5}{8}=\frac{20}{x}\Rightarrow x=32$ (cái)

Vậy người đó may được 32 cái áo trong 8 giờ.

6. Gọi S1, S2 là diện tích của nền nhà thứ nhất và nền nhà thứ hai.

Vì hai ngôi nhà có chiều dài bằng nhau, chiều rộng ngôi nhà thứ nhất là 5m và chiều rộng ngôi nhà thứ hai là 6m

$\Rightarrow \frac{S_{1}}{S_{2}}=\frac{5}{6}$

Diện tích nền nhà và số gạch cần để lát nền là hai đại lượng tỉ lệ thuận. 

Gọi số gạch cần để lát nền nhà thứ hai là x (viên, x>0). Ta có:

$\frac{600}{x}=\frac{S_{1}}{S_{2}}=\frac{5}{6}$

$\Rightarrow $ x = 720 (viên)

Vậy cần 720 viên gạch để lát nền nhà thứ hai.

7. Gọi x (giờ) là thời gian để hai người gặp nhau khi cùng khởi hành cùng một lúc.

Vì quãng đường đi được và thời gian đi là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên:

Quãng đường người ô tô đi được trong x giờ là:

$S_{1} = \frac{MN}{\frac{1}{2}}.x$

Quãng đường người đi xe đạp đi được trong x giờ là:

$S_{2} = \frac{MN}{3}.x$

Khi hai người gặp nhau thì tổng quãng đường hai người đi được chính là độ dài quãng đường MN. Do đó:

$\frac{MN}{\frac{1}{2}}.x + \frac{MN}{3}.x = MN$

$\Leftrightarrow 2x + \frac{x}{3} = 1$

$\Leftrightarrow x=\frac{3}{7}$ (giờ)

Vậy sau $\frac{3}{7}$ hai người gặp nhau