Hoạt động chính trị - xã hội là những hoạt động liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Do đó, chúng ta cần phải tích cực trong các hoạt động ở trường lớp cũng như địa phương. Và đó cũng chính là nội dung của bài học hôm nay "Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội"..
A. Kiến thức trọng tâm
I. Đặt vấn đề
Gợi ý trả lời câu hỏi:
a) Em đồng tình với quan niệm nào? Tại sao?
- Em đồng tình với quan niệm: Để lập nghiệp chỉ cần học văn hóa, tiếp thu khoa học – kĩ thuật, rèn luyện kĩ năng lao động chính trị - xã hội. Bởi vì, nếu chỉ lo học tập văn hóa, tiếp thu khoa học – kĩ thuật, rèn luyện kĩ năng lao động thì sẽ không phát triển toàn diện, học chưa đi đôi với hành, quan niệm như vậy là mình chỉ mới biết chăm lo đến lợi ích cá nhân, không biết quan tâm đến lợi ích tập thể, không có trách nhiệm với cộng đồng.
b) Hãy kể những hoạt động chính trị - xã hội mà em thường tham gia. Vì sao gọi những hoạt động đó là hoạt động chính trị xã hội?
- Học tập văn hóa
- Tham gia sản xuất của cải vật chất
- Tham gia xây dựng các công trình, nhà máy.
- Tham gia hoạt động Đoàn, Đội.
- Hoạt động giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
- Hoạt động đền ơn đáp nghĩa
- Hoạt động nhân đạo
c) Học sinh tham gia các hoạt động chính trị - xã hội sẽ có lợi gì cho cá nhân và xã hội?
- Học sinh tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội sẽ là điều kiện để mỗi cá nhân bộc lộ , rèn luyện, phát triển khả năng và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội.
II. Nội dung bài học
* Khái niệm:
- Hoạt động chính trị - xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng vàhoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người .
* Ý nghĩa:
- Hoạt động chính trị - xã hội là điều kiện để mỗi cá nhân bộc lộ , rèn luyện, phát triển khả năng và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội.
* Học sinh rèn luyện
- HS cần tham gia các hoạt động chính trị - xã hội để hình thành, phát triển thái độ, tình cảm , niềm tin trong sáng, rèn luyệ năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực tổ chức quản lí, năng lực hợp tác ..
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Theo em, những hoạt động nào sau đây thuộc loại hoạt động chính trị - xã hội? Vì sao?
1. Học tập văn hóa
2. Tham gia các công việc gia đình
3. Tham gia sản xuất ra của cải vật chất (công nghiệp, nông nghiệp…)
4. Tham gia xây dựng các công trình (xây dựng nhà máy, cầu đường, xây dựng các công trình thủy điện…)
5. Tham quan du lịch
6. Hoạt động thể dục, thể thao, văn nghệ
7. Tham gia các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa.
8. Tham gia các hoạt động của đội, của Đoàn
9. Tuyên truyền về nếp sống văn hóa
10. Giúp đỡ người gặp khó khăn (cụ già, em nhỏ, người gặp rủi ro…)
11. Tham gia giữ gìn trật tự trị an
12. Giúp đỡ lực lượng an ninh săn bắt cướp.
13. Giữ gìn vệ sinh môi trường ở nhà ở trường, ở công cộng.
14. Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
Câu 2: Em hãy phân loại những biểu hiện dưới đây thành hai loại: thể hiện sự tích cực và không tích cực khi tham gia hoạt động chính trị - xã hội.
a) Luôn luôn tham gia đúng giờ ;
b) Luôn luôn phải nhắc nhở ;
c) Bị bạn bè lôi kéo ;
d) Nhờ người khác tham gia để được nghỉ ;
đ) Làm việc để được nhận xét tốt;
e) Tham gia vì thấy lợi ích cho mọi người và bản thân ;
g) Lo lắng đến công việc được phân công ;
h) Tham gia vì thầy cô giáo yêu cầu ;
i) Vận động các bạn cùng tham gia ;
k) Luôn xác định mục tiêu và kiểm tra đánh giá lại kết quả hoạt động;
l) Suy nghĩ, cải tiến, sáng tạo trong hoạt động.
Câu 3. Khi tham gia các hoạt động do lớp, trường và địa phương tổ chức, em thường xuất phát từ những lí do nào ? Vì sao ?
Câu 4: Em đến nhà bạn để rủ bạn cùng đi tham gia cổ động cho ngày bầu cử Quốc hội sắp tới, nhưng bạn không muốn đi vì đang xem đá bóng trên vô tuyến. Em sẽ xử sự như thế nào ? Vì sao ?
Câu 5: Căn cứ vào hoàn cảnh và điều kiện của lớp, trường và địa phương, em hãy đề xuất một hoạt động chính trị - xã hội cho tập thể lớp và phác thảo kế hoạch thực hiện hoạt động đó.