Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới. Sau đây, mờ các bạn cùng đến với bài học "pháp luật và kỉ luật"..
A. Kiến thức trọng tâm.
I. Đặt vấn đề.
Gợi ý trả lời câu hỏi:
a. Những hành vi vi phạm pháp luật của Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã gây ra những hậu quả như thế nào?
- Chúng gieo rắc “cái chết trắng”.
- Hủy hoại nhân cách con người
- Làm thoái hóa biến chất một số cán bộ trong đó có cả cán bộ của ngành công an.
- Nhiều gia đình tan nát.
b. Để chống lại những âm mưu xảo quyệt cỉa bọn tội phạm ma túy, các chiến sĩ công an cần có những phẩm chất gì?
- Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư
- Thực hiện đúng những lời Bác Hồ căn dặn đối với các chiến sĩ công an
- Dũng cảm, mưu trí, vượt qua mọi khó khăn trở ngại
- Luôn giữ phẩm chất trong sáng của người chiến sĩ công an nhân dân
- Tôn trọng pháp luật và có tính kỉ luật cao.
c. Người học sinh có cần phải có tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật không? Tại sao?
- Người học sinh rất cần có tính kỉ luật. Nó được thể hiện trong việc học sinh thực hiện tốt kỉ luật nội quy của nhà trường, của lớp và của cộng đồng xã hội.
- Bởi vì: Học sinh biết tôn trọng pháp luật sẽ góp phần làm cho xã hội ổn định và bình yên.
II. Nội dung bài học:
* Khái niệm:
- Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
- Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội, yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong cuộc sống.
* Mối quan hệ pháp luật và kỉ luật: Những quy định của tập thể phải tuân theo những quy định của pháp luật, không được trái với pháp luật.
* Ý nghĩa:
- Giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất
- Bảo vệ quyền lợi của mọi người.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Có người cho rằng, pháp luật chỉ cần với những người không có tính kỉ luật, tự giác. Còn đối với những người có ý thưc kỉ luật thì pháp luật không cần thiết. Quan niệm đó đúng hay sai? Tại sao?
Câu 2: Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan có thể coi là pháp luật được không? Tại sao?
Câu 3: Trong những buổi sinh hoạt Đội, có một số bạn đến chậm:
a) Chi đội trưởng nhắc nhở, phê bình mấy bạn đó là thiếu kỉ luật Đội.
b) Các bạn nói trên giải thích lại: Đội là hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không thể coi đến chậm là thiếu kỉ luật.
Em đồng tình với hành vi của Chi đội trưởng hay quan niệm của các bạn đến chậm? Vì sao?
Câu 4: Tắc nghẽn giao thông ở một số thành phố lớn hiện nay do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân nào liên quan đến ý thức của người tham gia giao thông không? Em thử nêu các biện pháp khắc phục?