Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước. Công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP; nông, lâm, ngư nghiệp tuy chiểm tỉ trọng nhỏ nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng…Để hiểu cụ thể hơn về kinh tế của vùng, chúng ta cùng đến với bài học dưới đây..

A. Kiến thức trọng tâm

IV. Tình hình phát triển kinh tế

1. Công nghiệp

  • Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP (59,3% năm 2002)
  • Cơ cấu sản xuất công nghiệp đa dạng, cân đối gồm nhiều ngành quan trọng như khai thác dầu khí, cơ khí, điện tử, chế biến lương thực – thực phẩm…
  • Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu là các trung tâm công nghiệp lớn.
  • Khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm.

2. Nông nghiệp

  • Là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều…
  • Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hưởng công nghiệp
  • Nuôi trồng thủy sản được chú trọng

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Trang 117 sgk Địa lí 9

Dựa vào hình 32.2, hãy nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ.

Trang 119 sgk Địa lí 9

Vì sao cây cao su được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ?

Trang 120 sgk Địa lia 9

Nêu vai trò của hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An đối với dự phát triển nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ?

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1 trang 120 sgk Địa lí 9

Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất.

Câu 2 trang 120 sgk Địa lí 9

Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước.

Câu 3 trang 120 sgk Địa lí 9

Dựa vào bảng số liệu sau:

 Bảng 32.3: Cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh năm 2000

Tổng số

Nông, lâm, ngư nghiệp

Công nghiệp – xây dựng

Dịch vụ

100,0

1,7

46,7

51,6

 Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh và nêu nhận xét.