Dịch vụ là khu vực kinh tế phát triển mạnh và đa dạng, góp phần thúc đẩy sản xuất và giải quyết nhiều vấn đề xã hội trong vùng. Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tầm quan trọng đặc biệt đối với Đông Nam Bộ và cả nước..

A. Kiến thức trọng tâm

3. dịch vụ

  • Dịch vụ có cơ cấu đa dạng: Thương mại, du lịch, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông.
  • Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP (chiếm 51,6% năm 2002)
  • Giao thông: Tp. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu cả nước với nhiều tuyến giao thông đến khắp miền trong và ngoài nước.
  • Đầu tư nước ngoài vào vùng chiếm tỉ lệ cao nhất cả nước.
  • Dẫn đầu cả nước về hoạt động xuất nhập khẩu.
  • Hoạt động du lịch diễn ra sôi nổi quanh năm, thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước.

V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

  • Trung tâm kinh tế: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
  • Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh và Long An.
  • Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng không chỉ đối với Đông Nam Bộ mà còn với các tỉnh phía Nam và cả nước.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Trang 121 sgk Địa lí 9

Dựa vào hình 14.1 hãy cho biết từ thành phố Hồ Chí Minh  có thể đi đến các thành phố khác trong nước  bằng những loại hình giao thông nào?

Trang 121 sgk Địa lí 9

Căn cứ vào hình 33.1  và kiến thức đã học, cho biết vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài?

Trang 122 sgk Địa lí 9

Hoạt động xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh có những thuận lợi gì?

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1 trang 123 sgk Địa lí 9

Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển  các ngành dịch vụ?

Câu 2 trang 123 sgk Địa lí 9

Tại sao tuyến du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm hoạt động nhộn nhịp

Câu 3 trang 123 sgk Địa lí 9

Dựa vào bảng 33.3, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước và rút ra nhận xét.

Bảng 33.3. Diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, năm 2002

Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo 2)