Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng và đô thị, thưa thớt ở vùng đồi núi. Ở mỗi nơi, người dân lại có những loại hình quần cư phù hợp với điều kiện sống và hoạt động sản xuất, tạo nên sự đa dạng hình thức quần cư ở nước ta. Sau đây, mời các bạn cùng đến với bài học “phân bố dân cư và các loại hình quần cư”..
A. Kiến thức trọng tâm
1. Mật độ dân số và phân bố dân cư
- Mật độ dân số là số dân trên một đơn vị diện tích nhất định. Đơn vị tính là người/km2.
- Việt Nam là nước có mật độ dân số cao (cao gấp 5 lần so với mật độ dân số thế giời) và đang có xu hướng ngày càng tăng.
- Dân cư phân bố không đều giữa các cùng cũng như giữa thành thị và nông thôn
- Dân cư tập trung nhiều ở đồng bằng và đô thị
- Dân cư thưa thớt ở miền núi và cao nguyên
- Tỉ lệ dân thành thị nước ta còn thấp nhưng tăng khá nhanh
=> Nguyên nhân: Những vùng đồng bằng có điều kiện sống thuận lợi hơn: đi lại dễ dàng, sản xuất phát triển, đời sống văn hóa cao….Vùng núi đi lại khó khăn, đời sống khó khăn.
2. Các loại hình quần cư
- Quần cư là sự phân bố dân cư trong phạm vi một điểm dân cư nhất định.
- Quần cư gồm có hai loại: Quần cư nông thôn (74%) và quần cư đô thị (26%).
Tiêu chí | Quần cư nông thôn | Quần cư đô thị |
Phân bố dân cư | Phân tán | Tập trung |
Mật độ dân số | Thấp | Cao |
Kiến trúc nhà ở | Ba gian, nhà sàn | Nhà cao tầng, nhà ổ chuột |
Chức năng | Nông thôn | Văn hóa, kinh tế, chính trị… |
3. Đô thị hóa
- Biểu hiện đô thị hóa ở nước ta:
- Số dân đô thị tăng
- Quy mô đô thị được mở rộng
- Ngày càng phổ biến lối sống thành thị
- Tốc độ đô thị hóa còn thấp
- Phần lớn các đô thị Việt Nam chỉ thuộc vào loại vừa và nhỏ.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Trang 10 sgk Địa lí 9
Quan sát hình 3.1, hãy cho biết dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào. Thưa thớt ở những vùng nào? Vì sao?
Trang 12 sgk Địa lí 9
Hãy nêu những thay đổi của quần cư nông thôn mà em biết?
Trang 12 sgk Địa lí 9
Quan sát hình 3.1, hãy nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta? Giải thích?
Trang 13 sgk Địa lí 9
Dựa vào bảng 3.1 hãy:
Năm |
1985 |
1990 |
1995 |
2000 |
2003 |
Số dân thành thị |
11360,0 |
12880,3 |
14938,1 |
18771,9 |
20869,5 |
Tỉ lệ dân thành thị |
18,97 |
19,51 |
20,75 |
24,18 |
25,80 |
- Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta?
- Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta như thế nào?
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Trang 14 sgk Địa lí 9
Dựa vào hình 3.1, hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta?
Câu 2: Trang 13 sgk Địa lí 9
Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta?
Câu 3: Trang 13 sgk Địa lí 9
Quan sát bảng 3.2 nêu nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta?