A. Kiến thức trọng tâm

I. Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn

1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII

  • Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần.
    • Việc mua bán chức tước phổ biến.
    • Quan lại, hào cường kết thành bè cánh, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa đọa.
    • Ở triều đình, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng “quốc phó”, khét tiếng tham nhũng.
  • Nông dân bị chiếm ruộng đất và phải chịu nhiều thứ thuế.

Khởi nghĩa Chàng Lía:

  • Căn cứ: Truông Mây (Bình Định)
  • Lấy của người giầu chia cho người nghèo.
  • Kết quả: khởi nghĩa bị dập tắt.

2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.

  • Lãnh đạo: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ.
  • Mùa xuân1771, ba anh em Tây sơn lên vùng Tây Sơn thượng đạo (An Khê – Gia Lai) lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa.
  • Nghĩa quân được đồng bào thiểu số ủng hộ lương thực, voi ngựa.
  • Đánh xuống Tây Sơn hạ đạo. Lập căn cứ ở Kiên Mĩ (Tây Sơn – Bình Định) rồi mở rộng xuống đồng bằng.
  • Lấy của người giầu chia cho người nghèo.
  • Các tầng lớp nhân dân tham gia nghĩa quân ngày càng đông, kể cả hào mục địa phương. 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu hỏi: Trang 120 – sgk lịch sử 7

Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến những hậu quả gì nông dân và các tầng lớp khác?

Câu 1: Trang 122 - sgk lịch sử 7

Hãy nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Trong ở nửa sau thế kỉ XVIII?

Câu 2: Trang 122 – sgk lịch sử 7

Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu?