Trong cuộc sống xung quanh ta có nhiều hiện tƣợng lạ, sinh động hấp dẫn đang chờ ta khám phá. Và con đƣờng khám phá của Triết Học đã đem lại cho ta rất nhiều chân lí của cuộc sống mà khó có một môn khoa học nào có thể mang lại đƣợc. Vậy Triết Học là gì? Nó hay ở chổ nào?....chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu..
A. Kiến thức trọng tâm
I. Mở đầu bài học
II. Nội dung bài học
1. Thế giới quan và phương pháp luận.
a. Vai trò thế giới quan, phương pháp luận của Triết học.
- Khái niệm: Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó.
- Đối tượng nghiên cứu: Là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
- Vai trò của triết học: Triết học có vai trò là thế giới quan và phương pháp luận chung của những hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.
b. Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm:
* Thế giới quan:
- Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.
- Có nhiều loại thế giới quan: thế giới quan thần thoại, thế giới quan tôn giáo, thế giới quan triết học…
* Thế giới quan triết học gồm:
- 2 nguyên lí
- Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
- Nguyên lí về sự phát triển
- 3 quy luật
- Quy luật chuyển hóa những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại
- Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
- Quy luật phủ định của phủ định.
- 6 cặp phạm trù
- Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất
- Nguyên nhân và kết quả
- Tất nhiên và ngẫu nhiên
- Nội dung và hình thức
- Bản chất và hiện tượng
- Khả năng và hiện thực.
c. Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình.
- Khái niệm:
- Phương pháp là cách thức đạt được tới mục đích đặt ra.
- Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới ( bao gồm một hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp cụ thể).
- Phương pháp luận có hai loại:
- Phương pháp luận biện chứng: Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng.
- Phương pháp luận siêu hình: Xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác.
2. Chủ nghĩa duy vật biện chứng – sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
- Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Hãy phân tích sự khác nhau giữa đối tượng nghiên cứu giữa Triết học với các môn khoa học cụ thể, cho ví dụ.
Câu 2: Ở các ví dụ sau, ví dụ nào thuộc kiến thức khoa học cụ thể, ví dụ nào thuộc kiến thức triết học? Vì sao?
- Bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông.
- Mọi sự vật và hiện tượng đều có quan hệ nhân quả.
- Ngày 3/2/1930 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh
Câu 3: Dựa vào cơ sở nào để phân chia các hệ thống thế giới quan trong Triết học?
Câu 4: Phân tích các yếu tố duy vật, duy âm về thế giới trong truyện và câu dẫn sau:
- Truyện thần thoại Thần Trụ trời.
- “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời”. (Khổng tử)
Câu 5: Hãy nêu ý kiến của mình về các yếu tố biện chứng, siêu hình về phương pháp luận trong truyện, các câu tục ngữ và thành ngữ sau:
- Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi.
- Tục ngữ, thành ngữ: Rút dây động rừng, Tre già măng mọc, Môi hở răng lạnh, Nước chảy đá mòn.