Trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày, phải biết phát hiện cái mới, ủng hộ và làm theo cái mới. Đồng thời, cần tránh các thái độ cực đoan...Và đó người ta gọi là khuyunh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng. Cụ thể như thế nào, chúng ta cùng đến với bài học ngay dưới đây..
A. Kiến thức trọng tâm
I. Mở đầu bài học
II. Nội dung bài học
1. Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình
Phủ định là xóa bỏ sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó.
a. Phủ định siêu hình
- Là sự phủ định được diễn ra do sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.
b. Phủ định biện chứng
- Là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng.
- Đặc điểm:
- Tính khách quan: nguyên nhân của sự phủ định nằm ngày trong bản thân sự vật, hiện tượng, là kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn -> cái mới ra đời thay thế cái cũ.
- Tính kế thừa: Cái mới ra đời trên cơ sở kế thừ những yếu tố tích cực, gạt bỏ những yếu tố tích cực, lỗi thời của cái cũ.
2. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng.
- SVHT đang tồn tại -> SVHT mới -> SVHT mới hơn
- Khuynh hướng phát triển của SV, HT là vận động đi lên, cái mới ra đời kế thừa, thay thế cái cũ và phát triển ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn.
* Bài học:
- Không nên ảo tưởng về sự ra đời đễ dàng của cái mới.
- Luôn nhận thức cái mới, ủng hộ cái mới, vì đó là khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật và hiện tượng.
- Tránh bảo thủ, phủ định sạch trơn.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Vận dụng quan điểm phủ định biện chứng để phân tích phản ứng trao đổi của axit Clo-hi-đric và xút sau đây:
HCl + NaOH = NaCl + H2O
Câu 2: Chúng ta phải luôn luôn đổi mới phương pháp học tập. Theo em, đấy có phải là yêu cầu của phủ định biện chứng không? Tại sao?
Câu 3: Trong cuộc sống hàng ngày, ta cần phải phê bình và tự phê bình như thế nào mới phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng?
Câu 4: Em hãy nhận xét một vài hiện tượng biểu hiện sự phủ định biện chứng trong việc thờ cúng, lễ hội, ma chay, cưới xin ở nước ta hiện nay.