Bắt buộc người học bằng lái xe ô tô thực hành trên cabin ảo

Việc học lái xe với thiết bị mô phỏng hay còn gọi là cabin ảo khá giống với buồng lái xe thực tế, nên không có sự khác biệt quá nhiều. Học viên chỉ cần nhìn màn hình điện tử mô phỏng lại các tình huống tham gia giao thông.

Trước đây, người dân khi thi bằng lái xe ô tô (hạng B1, B2, C, D, E, các hạng F) sẽ được trải qua 3 phần:

  • Lý thuyết
  • Sa hình
  • Đường trường 

Nhưng từ ngày 1/1/2021, tại Khoản 28, Điều 1, Thông tư 38/2019 của Bộ Giao thông vận tải quy định các trung tâm sát hạch lái xe phải sử dụng thêm phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông trong quy trình sát hạch lái xe. Do đó, trình tự thi giấy phép lái xe ô tô sẽ gồm 4 bước:

  • Sát hạch lý thuyết
  • Thi phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông
  • Thực hành lái xe sa hình
  • Thực hành lái xe trên đường

Cabin ảo học lái xe ô tô là gì?

Hiện nay, chưa có văn bản nào giải thích thuật ngữ “ca bin ảo” là thiết bị như thế nào. Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản thì đây là thiết bị máy tính mô phỏng hay còn gọi là “cabin ảo”, gần giống với thực tế ảo người học thực hành các tình huống tham gia giao thông thông qua màn hình điện tử.

Người học, thi lấy bằng lái xe ô tô (GPLX) sẽ phải trải nghiệm và vượt qua học phần này nếu muốn được cấp bằng. Đây là điểm mới từ năm 2023 cho người học lái xe ô tô.

Điều kiện học lái xe trên cabin ảo

Cũng tại khoản 19 Điều 5 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT bổ sung bởi Thông tư 04/2022/TT-BGTVT yêu cầu người học phải cung cấp giấy xác nhận được in trên ca bin học lái xe ô tô thông tin học viên đã học đủ thời gian và nội dung học thực hành lái xe trên ca bin học lái xe ô tô cho cơ quan quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.
 
Căn cứ quy định trên thì đây là một yêu cầu bắt buộc đối với người học khi yêu cầu phải cung cấp giấy xác nhận học thực hành trên ca bin lái xe ô tô thì mới đủ điều kiện tham dự kỳ thi sát hạch cũng như cấp GPLX.


 
Số giờ học thực hành trên học lái xe ô tô đối với hạng B1, bạng B2 và hạng C đều là 4 giờ.
 
Cơ sở đào tạo trang bị và sử dụng ca bin học lái xe ô tô để đào tạo lái xe ô tô trước ngày 31/12/2022.
 
Trong thời gian chưa sử dụng ca bin học lái xe ô tô, cơ sở đào tạo lái xe xây dựng chương trình, giáo trình và tổ chức giảng dạy đảm bảo đủ thời gian đào tạo theo chương trình quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, như sau:
 
Số giờ học thực hành lái xe trên 01 xe tập lái, gồm cả thời gian học lái xe trên ca bin học lái xe ô tô.

Cabin ảo đào tạo sát hạch lái xe bắt buộc cho người học lái xe ô tô

Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) vừa có văn bản gửi đến Cục Đường bộ Việt Nam về việc áp dụng cabin điện tử trong quy trình đào tạo và sát hạch lái xe.

Cụ thể, Bộ GTVT không đồng ý với kiến nghị của Cục Đường bộ Việt Nam về đề xuất lùi thời hạn áp dụng cabin điện tử. Thay vào đó, lộ trình sử dụng cabin điện tử trong công tác đào tạo lái ôtô như quy định tại Thông tư 04 của Bộ GTVT sẽ được giữ nguyên, nghĩa là bắt đầu từ 1/1/2023.

Ngoài ra, Bộ GTVT quyết định lựa chọn một đơn vị để thử nghiệm cabin điện tử trong đào tạo lái ôtô. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất cũng có đủ thời gian để đưa thiết bị đi thử nghiệm trước thời điểm bắt đầu triển khai chính thức.

Cụ thể, doanh nghiệp sản xuất cabin điện tử sẽ đưa sản phẩm đến đơn vị được Bộ GTVT chỉ định thử nghiệm. Tại đây, sản phẩm sẽ được cấp chứng nhận nếu phù hợp với quy chuẩn.

Sau đó, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ tiến hành công bố danh sách các doanh nghiệp sở hữu sản phẩm cabin điện tử hợp quy trên website của mình. Dựa vào thông tin này, các cơ sở đào tạo lái xe sẽ trang bị cabin điện tử đúng chuẩn để phục vụ cho công tác đào tạo.

Trước đó, do chưa có đơn vị thử nghiệm cabin điện tử trong đào tạo lái xe, đồng thời chưa có sản phẩm được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn đã được ban hành, Cục Đường bộ Việt Nam đã gửi kiến nghị lên Bộ GTVT, xin phép lùi thời gian đào tạo trên thiết bị này sau ngày 1/1/2023.

Ngoài ra học viên có tối thiểu 4 giờ thực hành các bài tập cơ bản như vận hành số xe lên dốc đi trên đường vuông góc, đường quanh co và làm quen với các bài về địa hình đồi núi, cao tốc. Nếu không có đủ thời gian học trên cabin điện tử và số km thực hành trên đường, học viên không được thi sát hạch.

Theo Thông tư số 04 do Bộ GTVT ban hành, các trung tâm đào tạo phải đầu tư thiết bị cabin điện tử tập lái cho học viên thực hành từ ngày 1/1/2023.

Được biết, quy định này nhằm nâng cao kỹ năng và phản xạ cho học viên trong các điều kiện địa hình, cung đường, thời tiết khác nhau, đồng thời mang đến nhiều tình huống giao thông đa dạng.

Chia sẻ:

Bài viết liên quan

Thí sinh bắt đầu thi tốt nghiệp THPT 2023
Hơn một triệu thí sinh cả nước có mặt tại gần 2.300 điểm thi để làm thủ tục, nghe quy chế thi tốt nghiệp THPT 2023
Lịch nghỉ tết nguyên đán năm 2023 cho học sinh 63 tỉnh thành
Nhiều tỉnh thành đã có công bố lịch nghỉ tết nguyên đán 2023. Trắc nghiệm online cập nhật các địa phương đã công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2023, tính đến ngày 16.12. Cùng Trắc nghiệm online tìm hiểu rõ hơn dưới đây.
Hướng dẫn tạo đề thi trắc nghiệm trên hệ thống Trắc nghiệm Online
Hiện nay việc tạo đề thi trực tuyến là cách làm hiệu quả nhất dành cho giáo viên các trường học giúp người dùng có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí trong quá trình tạo đề. Vậy cách tạo đề thi tại hệ thống Trắc nghiệm Online như thế nào?
Hướng dẫn ôn thi gplx, thi thử lý thuyết tại Trắc nghiệm online
Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn ôn thi gplx, thi thử lý thuyết tại Trắc nghiệm online giúp bạn ôn thi dễ dàng hơn. Ôn thi 600 câu hỏi lý thuyết thi lái xe máy A1, A2, A3, A4 và thi lái xe ô tô các hạng từ B1, B2, C, D, E, F mới nhất hiện nay.
Phần mềm mô phỏng lái xe với 120 tình huống giao thông
120 tình huống mô phỏng B2 mới nhất áp dụng cho thi gplx được Trắc Nghiệm Online phát triển dựa vào các tình huống lái xe thực tế giúp học viên thực hành và luyện thi miễn phí