Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lời chào trong giao tiếp hằng ngày..
Câu 2:
* Yêu cầu hình thức:
- Bài viết có theo hình thức một đoạn văn hay bài văn:
- Với đoạn văn thí sinh đảm bảo yêu cầu hình thức của một đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo lối diễn địch, quy nạp, móc xích, tổng - phân - hợp hoặc song hành
- Với bài văn đảm bảo đủ 3 phần: mở bài (giới thiệu vấn đề), thân bài (triển khai vấn đề); kết bài (khẳng định lại vấn đề)
- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
* Yêu cầu nội dung: học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, dưới đây là một số ý chính để tham khảo
1. Giới thiệu luận đề
2. Giải thích vấn đề
- Lời chào là "phương tiện" trong cách ứng xử giao tiếp xã hội, nhằm để làm quen, duy trì mối quan hệ gắn bó, đoàn kết, tương thân tương ái giữa con người với con người trong một tập thể, cộng đồng.
3. Bàn luận vấn đề
- Vai trò của lời chào
- Lời chào là một hình thức khởi đầu một cuộc trò chuyện trong giao tiếp.
- Lời chào thể hiện thái độ trân trọng, cung kính và thân thiết của mình đối với người khác.
- Trong đời sống, lời chào như một hình thức xã giao để bắt đầu một cuộc nói chuyện được tự nhiên, lịch sự, cởi mở. Người vai đưới gặp người vai trên mà không biết chào hỏi là bất kính. Người vai trên không đáp lại lời chào của người vai dưới là thiếu lịch sự, hách dịch, khinh người.
- Lời chào khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người. Nó thể hiện sự trân trọng của bản thân đối với người khác. Nó giúp ta xác định rõ rằng vị trí mỗi người trong giao tiếp. Từ đó, thực hiện các hoạt động giao tiếp một cách đúng đắn, hiệu quả và đúng mực. Người nhận được lời chào cũng cảm thấy mình cảm thấy được tôn trọng, vui vẻ, hạnh phúc.
- Lời chào còn có giá trị to lớn trong truyền thống văn hóa dân tộc ( lời chào cao hơn mâm cỗ).
- Khái quát lại vấn đề: một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của lời chào.
4. Liên hệ bản thân