Viết đoạn văn về kết quả sự hi sinh của những người dân các nước thuộc địa được Hồ Chí Minh nhắc đến qua văn bản Thuế máu.
Sau khi chiến tranh kết thúc, cũng là lúc những lời hứa của những người cầm quyền chấm dứt. Bằng giọng văn châm biếm, đả kích, Hồ Chí Minh đã nêu ra sự “đãi ngộ” mà những người dân xứ thuộc địa được nhận: lột hết của của họ, bị giao cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập, cho ăn đồ ăn và ngủ trong hầm tầu ẩm ướt như lợn…. Và rồi sau khi cống hiến công sức, chiến đấu hết mình cho thắng lợi của chúng, những người dân thuộc địa trở về quê hương với “lời biết ơn” nồng nhiệt: Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!” . Bằng hàng loạt những cây hỏi nghi vấn nhưng không hề có mục đích hỏi, tác giả đang muốn khẳng định sự tráo trở, tàn nhẫn, xảo trá, vô nhân đạo, bỉ ổi của bọn thực dân Pháp. Vô nhân tính hơn, với vợ con của những thương binh người Pháp, còn được nhận “đặc ân” là được cấp môn bài bán thuốc phiện. Chúng không chỉ khiến gia đình họ tan vỡ, mất đi người chồng người cha trụ cột trong gia đình mà còn gieo rắc vào đất nước ta những tệ nạn chết người. Than ôi! Đó là cách mà những con người tự nhận mình đến khai sáng văn minh cho các nước thuộc địa đó sao? Cách “báo ơn” ấy càng làm cho những người Pháp nhục nhã hơn, lật tẩy bộ mặt gian trá và xảo quyệt của họ. Ta càng thêm đau xót khi nghĩ lại quá khứ tăm tối của dân tộc, khi sống dưới cảnh nô lệ và đầy rẫy những áp bức bất công của chế độ thực dân tàn ác.