Viết các đoạn văn ngắn khai triển các luận điểm sau.

Đoạn văn 1: 

"Trăm hay không bằng tay quen" là câu nói khẳng định một quy luật của cuộc sống, làm nhiều sẽ thuần thục, quen tay sẽ làm hay, làm đẹp. Trong học tập cũng vậy, học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài. Học là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, người khác để biến tri thức đó thành của mình. Thế nhưng, cái chúng ta học được từ sách vở, trên trường lớp chỉ là ý thuyết, nếu không thực hành thì lý thuyết ấy cũng không có giá trị. Việc làm bài tập sẽ giúp ta khắc sâu được phần lý thuyết vừa học trên trường. Đơn giản như làm một bài toán với một công thức, nếu ta làm mười lần,hai mươi lần thì công thức ấy tự nhiên sẽ được bộ não của ta ghi nhớ, có thể sẽ không bao giờ quên. Nếu không làm bài tập, ta sẽ quên công thức ấy ngay sau 3-5 ngày học. Không chỉ thế, làm bài tập sẽ giúp ta hiểu sâu hơn kiến thức và lấy nó làm nền tảng để mở rộng kiến thức ấy. Khi học về tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, ta sẽ thấy được khung cảnh của nông thôn Việt Nam vào mùa thúc sưu thuế. Vận dụng các kiến thức Văn học để so sánh và đối chiếu, ta sẽ thấy được chị Dậu, Lão Hạc, Chí Phèo, dì Hảo, anh Pha...trong sáng tác của Ngô Tất Tố, Nam Cao hay Nguyễn Công Hoan đều là số phận cơ cực của người nông dân Việt Nam trước cách mạng. 

Đoạn văn 2:

Bản chất của việc học là tiếp thu tri thức, học để hiểu biết, học để làm người. Thế nhưng học vẹt lại là hình thức học đối phó, học thuộc lòng, lặp đi lặp lại kiến thức một cách máy móc. Những người học vẹt không học vì kiến thức mà chỉ học vì điểm số, vì các bài kiểm tra. Hậu quả là khi đã học vét, ta sẽ không hiểu được bản chất của vấn đề, có khi kiến thức sai chính ta cũng không nhận ra được. Lâu dẫn con người sẽ bị trì trệ, bộ não không chịu hoạt động, suy nghĩ khiến ta trở nên lười biếng, chây lì, chậm chạp. Có thể nói, học vẹt không thể phát triển được năng lực suy nghĩ của con người.