Vì sao nói Tố Hữu là nhà thơ trữ tình - chính trị? Phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ Tố Hữu..
- Tố Hữu là nhà thơ trữ tình - chính trị
- Thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, từ hoạt động cách mạng và tình cảm chính trị của bản thân tác giả.
- Lí tưởng cách mạng là ngọn nguồn mọi cảm hứng nghệ thuật của Tố Hữu. Lí tưởng thực tiễn cách mạng ở mỗi thời kỳ là đề tài, chủ đề sáng tác của nhà thơ.
- Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản. Con đường thơ bắt đầu cùng lúc với sự giác ngộ lí tưởng cộng sản, quá trình sáng tác gắn dưới sự lãnh đạo của Đảng.
=> Xem thêm
- Trong thơ Tố Hữu mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
- Khuynh hướng sử thi biểu hiện trong sáng tác của Tố Hữu là ông đưa những sự kiện lịch sử trọng đại, có tính quyết định tới vận mệnh của dân tộc, của cộng đồng. Trong Việt Bắc là sự kiện khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết miền Bắc hoàn toàn giải phóng, miền Nam vẫn tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, Trung ương chính phủ đã dời cơ quan từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội; còn bài thơ Bác ơi! được viết khi cả nước đang chịu quốc tang của Bác - một sự mất mát quá lớn đối với nhân dân Việt Nam. Con người được nhắc tới trong những sáng tác của Tố Hữu là những con người cá nhân nhưng xuất hiện với tư cách cái ta - tức là con người đại diện cho cả một cộng đồng, một lớp người lên tiếng.
- Còn cảm hứng lãng mạn trong các sáng tác của ông được thể hiện qua cách ông lựa chọn cách thức thể hiện. Tố Hữu sử dụng thể thơ lục bát - thể thơ của dân tộc rất giàu nhạc tinh, nhịp điệu; các vấn đề chính trị được nói bằng cách nói quen thuộc của ca dao với lối xưng hô mình - ta, kết cấu đối đáp (Việt Bắc), cách xưng hô, giọng điệu (Từ ấy, Bác ơi!, Lượm, Khi con tu hú,...)
=> Xem thêm