Vì sao người Nhật Bản thường ăn mì Sô-ba vào đêm giao thừa?.
1) Đọc và trả lời câu hỏi:
1. Người Nhật Bản thường ăn mì Sô-ba vào đêm giao thừa vì: để tạm biệt năm cũ và đón chào năm mới. Họ tin rằng, sợi mì dài và dai là biểu tượng cho sự trường thọ và may mắn.
2. Đầu năm, người Lào tặng nhau món lạp thay cho điều: lời chúc đầu năm
3. Nhân bánh bột nướng của người Ca-na-đa được làm từ những nguyên liệu: làm từ thịt bò, thịt heo hoặc cá hồi và khoai tây băm nhỏ, bên ngoài là lớp bột thơm ngon.
4. Trong các dịp lễ tết, phụ nữ Mê-xi-cô thường cùng nhau làm: cùng nhau làm bánh bột ngô nhồi với pho mát và thịt, gói trong lá chuối hoặc lú ngô vào các dịp lễ tết.
5. Bài đọc giúp em biết thêm điều: Mỗi đất nước, mỗi dân tộc có một món ăn riêng, một hương vị và ý nghĩa riêng
2) Nói về một món bánh quen thuộc của Việt Nam mà em biết.
Người Việt Nam từ xa xưa đã sống trong nền văn hóa lúa nước, phải phụ thuộc thiên nhiên rất nhiều. Vì thế, chiếc bánh chưng trong mâm cỗ ngày Tết mang ý nghĩa thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no cho người dân. Không chỉ thế, bánh chưng ngày Tết còn được bày lên bàn thờ cúng để thể hiện lòng hiếu kính của con cháu với tổ tiên cùng những người đã khuất. Bánh chưng được làm từ gạo nếp trắng ngần với phần nhân có đậu xanh, thịt mỡ, hành, tiêu… Tất cả được bọc trong lớp lá dong xanh mướt và được buộc chặt bằng những sợi lạt mềm dẻo với tạo hình vuông vức, đẹp mắt. Bánh chưng cũng là món quà biếu Tết ý nghĩa mà người Việt thường dùng để đi biếu người quen, họ hàng hoặc được bày cùng các vật dụng khác trên mâm ngũ quả ngày Tết để thể hiện cho sự tương sinh tương khắc trong ngũ hành.