Vì sao cần giữ gìn và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc? Hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của bản thân em về vấn đề này. .

Câu 1. Cần giữ gìn và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc vì:

  • Truyền thống đoàn kết quý báu trên cơ sở đại đoàn kết toàn dân tộc là nền tảng sức mạnh tinh thần to lớn của dân tộc, là cơ sở cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách, chiến thắng mọi kẻ thù, trước đây cũng như trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. 
  • Nêu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới mà trước đây chưa từng trải qua, thì tinh thần đoàn kết quý báu của dân tộc lại càng phát huy giá trị to lớn. 
  • Đối với sự nghiệp cách mạng hiện nay càng đòi hỏi cần phải quan tâm hơn nữa đến việc giữ gìn và phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc lên một tầm cao mới. 
  • Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả và hình thức hoạt động, phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Câu 2. 

   Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách… nhờ vậy, chất lượng giáo dục của các trường học, trường dạy nghề ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã từng bước được cải thiện và nâng lên. Hầu hết trẻ em trong độ tuổi được đến trường, học sinh dân tộc thiểu số được học tiếng phổ thông, học văn hóa, được giao lưu và tiếp cận thông tin, khoa học kỹ thuật. Đây là những kết quả tích cực cho thấy chủ trường, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhằm đảm bảo sự công bằng, đoàn kết của các dân tộc trên mọi miền tổ quốc.

   Nhiều chính sách ưu tiên phát triển giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS) được ban hành và triển khai đồng bộ.

   Trong nhiều năm qua, thực hiện chính sách dân tộc trên nguyên tắc: “Bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc và giúp nhau cùng phát triển”, Đảng và Chính phủ đã chú trọng đến công tác giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và thành lập nhiều mô hình trường học dành cho con em đồng bào các dân tộc, như trường thanh niên dân tộc, trường vừa học vừa làm, trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú, trường dự bị đại học dân tộc, trường thiếu sinh quân... Hệ thống giáo dục từ mầm non đến trung học phổ thông được củng cố và phát triển, đáp ứng bước đầu nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc thiểu số.

   Phát triển giáo dục, đào tạo cho đồng bào dân tộc thiểu số để đồng bào có điều kiện vươn lên hòa nhập cùng đồng bào cả nước và thực hiện quyền bình đẳng của mình về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết, nhưng cũng rất khó khăn. Công cuộc đổi mới của Đảng và toàn dân ta đã đạt nhiều thành tựu đáng kể về kinh tế, đồng thời nó cũng làm bộc lộ những khó khăn trong việc nâng cao dân trí của nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số, làm bức thiết thêm nhu cầu phát triển giáo dục đối với mỗi dân tộc. Vì vậy cần có sự giải quyết một cách khoa học và phải xem đó là nhiệm vụ cấp bách. Chỉ khi nào đồng bào dân tộc thiểu số có được một trình độ học vấn cao thì khi ấy họ mới có điều kiện để vượt qua nghèo nàn, lạc hậu và góp phần vào sự nghiệp chung của đất nước, tức là mới có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ của mình, và cũng chỉ khi ấy các dân tộc thiểu số mới thực sự được bình đẳng.

   Do vậy, để đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số hiện nay, các cấp, các ngành cần quan tâm những vấn đề sau:

   Một là, tăng nguồn đầu tư cho công tác phát triển giáo dục ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có dân số ít. Phối hợp đồng bộ giữa chính sách của Đảng và Nhà nước với hoạt động của ngành giáo dục và sự đóng góp của toàn dân cho sự nghiệp giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xã hội hóa giáo dục để toàn dân cùng quan tâm đóng góp một cách thiết thực là một trong những biện pháp hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

   Hai là, đào tạo đội ngũ giáo viên là người dân tộc thiểu số có trình độ cả về sư phạm và kiến thức cho từng vùng, từng dân tộc. Bên cạnh việc đào tạo, cần xây dựng chế độ đãi ngộ và sử dụng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, để họ yên tâm với nghề nghiệp, gắn bó với sự nghiệp “trồng người” ở chính quê hương của họ.

   Ba là, ngành giáo dục cần xây dựng chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học của từng dân tộc, từng vùng. Cần chú trọng xây dựng trên cơ sở cả 2 ngôn ngữ là ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ phổ thông.

   Bốn là, có chính sách đặc thù đối với con em đồng bào các dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, nếu không thi được vào các trường trung cấp, cao đẳng, đại học thì bố trí đào tạo nghề và giải quyết việc làm sau khi ra trường để tránh lãng phí tiền của, công sức của bản thân học sinh, gia đình và nguồn nhân lực cho sự phát triển các vùng dân tộc thiểu số trong thời kỳ hội nhập quốc tế./.

(Nguồn: http://www.cema.gov.vn/tin-tuc/tin-tuc-su-kien/y-te-giao-duc/tang-cuong-cong-tac-phat-trien-giao-duc-o-vung-dan-toc-thieu-so-co-so-quan-trong-de-thuc-hien-binh-dang-giua-cac-dan-toc.htm)