Sơ đồ bộ máy nhà nước thời  vua Lê Thánh Tông:

  • Bộ máy trung ương

  • Bộ máy địa phương

  • Như vậy, từ sơ đồ trên ta thấy:
    • Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ, đặc biệt là dưới thời Lê Thánh Tông hoàn chỉnh và đầy đủ hơn so với thời Lê Thái Tổ ở một số điều, như triều đình có đầy đủ các bộ, các tự, các khoa và các cơ quan chuyên môn.
    • Hệ thống thanh tra, giám sát được tăng cường từ triều đình đến các địa phương.
    • Ở các đơn vị hành chính, tổ chức chặt chẽ hơn (nhất là các cấp đạo thừa tuyên), có 3 cơ quan phụ trách mà không tập trung quyền lực vào một An phủ sứ như trước và có phân công trách nhiệm rõ ràng. Bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ hơn.

Mục đích những cải cách của vua Lê Thánh Tông :

  • Cải cách lại hành chính, hệ thống quan lại. 
  • Cải cách lại quân đội và củng cố quốc phòng.
  • Hoàn thành pháp luật và Lê triều hình luật
  • Cải cách lại kinh tế, phát triển nông nghiệp.

13 đạo thừa tuyên dưới thời Lê sơ là: Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Nam và một phủ Trung Đô(Thăng Long)