Tổng hợp bài viết số 3 ngữ văn 8 trong chương trình sgk. Hi vọng, sau khi tham khảo các bài văn mẫu, các em học sinh sẽ nắm rõ cách làm đối với dạng văn nghị luận xã hội để từ đó giúp mình có được những bài văn hay nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo..

[toc:ul]

Đề 1: Thuyết minh về kính đeo mắt

Bài làm

Nếu nói rằng đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi chúng ta thì ắt rằng những cặp kính chính là những người giúp việc tận tâm, những người bảo vệ vững chắc, những vật trang trí duyên dáng cho khung cửa mộng mơ ấy.

Quả không quá khi nói như vậy về cặp kính đeo mắt bởi kính, có rất nhiều loại và rất nhiều tác dụng, phù hợp với hầu hết nhu cầu của mọi người. Với những người bị bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị kính giúp họ khắc phục được điểm hạn chế của bản thân. Người cận thị có thể nhìn được những vật ở xa, người viễn thị thì nhờ kính mà nhìn được những vật ở gần... Đối với người làm những công việc đặc thù như bơi, trượt tuyết, đi xe máy tốc độ cao,... kính lại giúp mắt họ tránh khỏi nước, tuyết, gió, bụi,... Những người không bị bệnh về mắt, không có những hoạt động trên, khi ra đường cũng nên mang theo một cặp kính: để tránh nắng chói và gió bụi. Thậm chí, có những người sử dụng kính như một vật trang trí đơn thuần. Giá trị thẩm mĩ của kính có được bởi sự đa dạng của kiểu dáng và màu sắc.

Dù chủng loại phong phú như vậy nhưng về cơ bản, cấu tạo của các cặp kính rất giống nhau. Một chiếc kính đeo mắt gồm có hai bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Gọng kính cũng gồm hai phần được nối với nhau bởi một khớp sắt nhỏ. Phần sau giúp gá kính vào vành tai. Phần trước đỡ lấy tròng kính và giúp tròng kính nằm vững trước mắt. Gọng kính có thể được làm bằng kim loại nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Bộ phận quan trọng nhất của kính – tròng kính – thì không thể thay đổi cấu tạo gốc và có một tiêu chuẩn quốc tế riêng. Hình dáng tròng kính rất phong phú, nó phụ thuộc vào hình dáng gọng kính: tròn, vuông, chữ nhật... Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chống tia uv và tia cực tím (hai loại tia được phát ra bởi mặt trời, rất có hại cho mắt). Ngoài ra, một chiếc kính đeo mắt còn có một số bộ phận phụ như ốc, vít... Chúng có kích thước rất nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để giữ các bộ phận của chiếc kính....

 => Xem tất cả các bài viết số 1 đề 1

Đề 2: Thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi

Bài làm

Cha ông ta có câu “Nét chữ nết người”. Nhìn vào nét chữ, người ta có thể đánh giá chính xác phần nào tính cách của người viết. Vì vậy, nhiều người rất quan tâm đến nét chữ của mình. Đồng hành cùng con người là đồ vật nhỏ bé mà kỳ diệu không thể không nhắc tới là những cây bút. Gần gũi quen thuộc nhất là cây bút bi.

Chữ viết ra đời đánh dấu bước tiến hóa quan trọng của nhân loại. Ngay từ những năm bắt đầu việc học, con người đã biết sử dụng các công cụ để có thể viết chữ. Thô sơ nhất là lông vịt, lông ngỗng chấm vào mực được bào chế từ các loại lá, quả, hoa có màu sắc giã nát ra. Khoa học kĩ thuật phát triển, một nhà báo người Hungari đã chế tạo ra cây bút mực Lazso Biro năm 1930. Cùng với anh của mình, ông lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên giấy. Qua nhiều thời đại, những năm gần đây người ta mới phát minh ra chiếc bút bi vừa nhỏ gọn, nhẹ và rẻ tiền, thuận lợi mang theo hơn.

Về cấu tạo chung, mỗi chiếc bút bi đều có hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Vỏ bút có thể được làm bằng chất liệu nhựa phổ biến, hoặc một số loại bút được nhà sản xuất làm bằng kim loại nhẹ. Vỏ bút được thiết kế theo hình trụ, tròn và dài từ 10-15 cm. Trên vỏ bút có thể trang trí nhiều họa tiết hoặc dán tên nhà sản xuất, số lô sản xuất và màu sắc của chiếc bút. Bên trong vỏ là ruột bút, chứa một ống mực đặc, khi viết, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ ở phía ngòi bút, đường kính khoảng từ 0,5 đến 1. 2 mm. Có loại bút được thiết kế kiểu nắp đậy. Dùng xong thì đậy nắp lại để mực không bị khô và tắc nếu rơi xuống đất. Có loại bút lại được thiết kế với phần vỏ có cái núm bấm lên xuống, nhờ lực của lò xo lắp vào ngòi bút. Khi cần dùng, bấm ngòi bút sẽ lộ ra khi không viết nữa thì bấm thêm lần nữa, ngòi bút lại thụt vào, rất đơn giản, thuận tiện...

 => Xem tất cả các bài viết số 1 đề 2

Đề 3: Giới thiệu về đôi dép lốp trong kháng chiến

Bài làm

Chiến tranh là mất mát là đau thương. Nhưng với Việt Nam chiến tranh còn là bất khuất kiên cường. Khói bom lửa đạn không làm chùn chân những người lính, họ tiến lên để giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Đồng hành cùng dấu chân người lính, không chỉ có ba lô con cóc, nón tai bèo mà còn có đôi dép lốp. Dép lốp đã trở thành hình ảnh gắn bó với bộ đội Việt Nam.

Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Cách mạng nước ta phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Để tiếp tục kháng chiến, nhân dân ta đã sáng tạo ra những vật dụng cần thiết từ chính sự thiếu thốn ấy. Dép lốp là một loại dép đơn giản, được làm từ săm và lốp ô tô cũ. Loại dép này phổ biến ở Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ bởi tính đơn giản, dễ làm, rẻ tiền và độ bền cao của chúng. Có nhiều nguồn tin cho rằng cha đẻ của đôi dép lốp là Đại tá Hà Văn Lâu nhưng chính ông cũng thừa nhận mình chỉ sử dụng lại cách thức của những người phu xe dùng mo cau hay vỏ ruột xe kéo làm những đôi dép mà thôi.

Năm 1947, thấy ông Nguyễn Văn Sáu (tức Sáu đen) có một số săm lốp ô tô cũ, ông Hà Văn Lâu đã đề nghị ông Sáu đen chế tạo những đôi dép lốp kiểu sandal tiện lợi, đi nhẹ và êm, lội nước và bùn rất thuận tiện. Thêm vào đó, những đôi dép lốp (dép cao su) có độ dày lớn, cứng nên có thể bảo vệ bàn chân người lính trong hầu hết trường hợp, kể cả giẫm lên mẻ chai, thép gai hay lửa đỏ....

 => Xem tất cả các bài viết số 1 đề 3

Đề 4: Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam

Bài làm

Mỗi đất nước đều có trang phục truyền thống biểu trưng cho văn hóa của quốc gia mình. Nếu Nhật Bản nổi tiếng với Kimono, Hàn Quốc được biết đến với Hanbok thì Việt Nam lại tự hào với Áo dài. Áo dài không chỉ là trang phục truyền thống mà còn là biểu tượng cho vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam.

Ngược dòng thời gian để tìm về với nguồn cội, chiếc áo dài đầu tiên với hai tà áo thướt tha bay lượn đã xuất hiện từ trên ba ngàn năm trước. Đồng hành cùng bước đi của lịch sử, áo dài đã trải qua nhiều kiểu dáng khác nhau. Kiểu sơ khai là áo giao lành, được mặc phủ ngoài yếm đào, váy lụa đen, thắt lưng buông thả. Nhưng để tiện cho việc làm ăn, việc đồng áng, áo giao lành được thu gọn thành áo tứ thân. Rồi từ áo tứ thân lại chuyển thành áo dài cổ kính, ôm sát thân, hai vạt trước được tự do tung bay hài hòa giữa cũ và mới. Trải qua bao năm tháng, áo dài dần được thay đổi và hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và cuộc sống năng động của người phụ nữ ngày nay.

Áo dài có hình dáng thanh lịch, thướt tha. Cổ áo cổ điển là cổ Tàu, cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V  nhỏ trước cổ, tôn lên vẻ đẹp của chiếc cổ cao thanh tú của người phụ nữ. Ngay nay, kiểu cổ áo dài được sáng tạo đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U,...Thân áo kéo dài từ dưới cổ xuống eo, được may vừa vặn ôm sát lấy người mặc. Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Sau này, người ta còn thiết kế ra loại ít cúc hơn, hoặc khóa kéo sau lưng áo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà là tà trước và tà sau. Áo dài truyền thống có tà dài đến gót chân, áo dài cách tân thì chỉ qua gối. Tay áo may ôm sát cánh tay....

 => Xem tất cả các bài viết số 1 đề 4