Vận dụng những kiến thức về phép tu từ từ vựng để phân tích giá trị biểu đạt của những đoạn trích sau :.
(1)
Thà rằng liều một thân con,
Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây.
- Phép ẩn dụ: Hoa, cánh dùng để chỉ Thúy Kiều. Lá, cây: dùng để chỉ gia đình Kiều.
- Tác dụng: thể hiện sự hi sinh vì gia đình của Kiều một cách cảm động sâu sắc.
(2)
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chọ biết vào tay ai
- Phép so sánh: người con gái được so sánh với tấm lụa đào bán ngoài chợ.
- Tác dụng: Thể hiện sự bơ vơ, vô định của người con gái thời phong kiến, họ bị coi như đồ vật đem buôn bán.
(3)
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn lại quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi chi kỉ
- Biện pháp ẩn dụ, liên tưởng:" súng bên súng"; "đầu sát bên đầu"
- Tác dụng: gợi lên tư thế của người lính trong đêm phục kích. “Súng bên súng” là chung nhiệm vụ, chung hành động; “đầu sát bên đầu” là chung chí hướng, chung lí tưởng. Chính Hữu đã dung các từ “sát, bên, chung” gợi sự chia sẻ của người lính, ý hợp tâm giao. Hình ảnh “đêm rét chung chăn” là một hình ảnh đẹp, đầy ý nghĩa, đã cho ta thấy được sự sẻ chia những thiếu thốn gian lao trong cuộc đời người lính.
(4)
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Hồ Chí Minh, Ngắm trăng)
- Phép nhân hóa: vầng trăng cũng có tình cảm, hành động như con người, nhòm vào khe cửa để ngắm nhìn con người.
- Tác dụng: làm tăng sự sinh động của hình ảnh, nói lên sự gắn bó tri âm tri kỉ giữa trăng và người.
(5)
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập của
- Phép ẩn dụ, liên tưởng: mặt trời như hòn lửa, sáng là chiếc then cửa, màn đêm là cánh cửa khổng lồ.
- Tác dụng: Vũ trụ đang đi vào trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn.