Tuần 9, Tiếng Việt 4 tập 1, Giải bài ôn tập giữa học kì I tiết 1, 2, 3. Những kiến thức trọng tâm, những câu hỏi trong bài học sẽ được hướng dẫn trả lời, soạn bài đầy đủ, chi tiết. Mời các bậc phụ huynh cùng các em tham khảo..
TIẾT 1
Câu 2: Ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm "thương người như thể thương thân" vào bảng mẫu sau:
Trả lời:
Tên bài | Tác giả | Nội dung chính | Nhân vật |
Dế mèn bênh vực kẻ yếu | Tô Hoài | Dế Mèn với lòng nghĩa hiệp , thấy chị Nhà Trò bị ức hiếp đã ra tay bênh vực | Dế Mèn Nhà Trò Nhện |
Người ăn xin | Tuốc-ghê-nhép | Sự cảm thông sâu sắc giữa một cậu bé qua đường và một người ăn xin | Nhân vật tôi (chú bé) Người ăn xin |
Câu 3: Trong các bài tập đọc trên, tìm đoạn văn có giọng đọc:
a. Thiết tha, trìu mến
b. Thảm thiết
c. Mạnh mẽ, răn đe
Trả lời:
a. Thiết tha, trìu mến: Đoạn cuối truyện Người ăn xin:
Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia.....Khi ấy tôi chợt hiểu rằng: Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.
b. Thảm thiết: Đoạn Nhà Trò (truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu phần 1 bày tỏ nỗi khổ của mình.)
Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện.....Hôm nay bọn chăng tơ đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.
c. Mạnh mẽ, răn đe: Đoạn Dế Mèn đe dọa bọn nhện, bênh vực Nhà Trò (truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu phần 2)
Tôi thét: - Các người có của ăn của để, béo múp béo míp......có phá hết các vòng vây đi không?
TIẾT 2
Câu 1: Nghe - viết:
Trả lời:
Lời hứa
Tôi rời công viên vào lúc phố đã lên đèn. Bỗng nghe sau bụi cây có tiếng một em bé khóc. Bước tới gần, tôi hỏi :
- Sao em chưa về nhà ?
Em nhỏ ngẩng đầu nhìn tôi, đáp :
- Em không về được !
- Vì sao ?
- Em là lính gác.
- Sao lại là lính gác ?
- Có mấy bạn rủ em đánh trận giả. Một bạn lớn bảo : "Cậu là trung sĩ" và giao cho em đứng gác kho đạn ở đây. Bạn ấy lại bảo : "Cậu hãy hứa là đứng gác cho đến khi có người tới thay" Em đã trả lời : "Xin hứa."
Theo PAN-TÊ-LÊ-ÉP
Câu 2: Dựa vào nội dung bài chính tả Lời hứa, trả lời các câu hỏi sau :
a. Em bé được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả ?
b. Vì sao trời đã tối mà em không về ?
c. Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng làm gì ?
d. Có thể đưa những bộ phận đặt trong ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao?
Trả lời:
a. Em bé được giao nhiệm vụ gác kho đạn trong trò chơi đánh trận giả.
b. Em không về vì đã hứa khi chưa có người đến thay là không bỏ vị trí gác.
c. Các dấu ngoặc kép trong bài có tác dụng báo trước bộ phận sau nó là lời nói của bạn em bé hay của em bé.
d. Không thể đưa những bộ phận đặt trong ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng. Trong mẩu chuyện trên có 2 cuộc đối thoại:
Giữa em bé với người khách trong công viên.
Giữa em bé và các bạn chơi.
Những lời đối thoại giữa em bé và các bạn chơi là do em này thuật lại cho người khách nghe vì vậy phải được đặt trong dấu ngoặc kép để phân biệt với những lời đối thoại của em bé với người khách vốn đã được đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng.
Câu 3: Lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng theo mẫu sau:
Trả lời:
Các loại tên riêng | Quy tắc viết | Ví dụ |
Tên người, tên địa lí Việt Nam | Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng | Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nguyễn Thị Trà My |
Tên người, tên địa lí nước ngoài | Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ tạo thành tên riêng đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng phải có gạch nối Những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt , viết như cách viết tên riêng Việt Nam | Lu-i Pa-xtơ Pa-ri Bắc Kinh |
TIẾT 3
Câu 2: Dựa vào nội dung các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng, ghi vào bảng những điều cần nhớ:
Trả lời:
Tên bài | Nội dung chính | Nhân vật | Giọng đọc |
1. Một người chính trực | Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm một lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành , vị quan đứng đầu triều Lí | Tô Hiến Thành, Đỗ Thái Hậu | Thong thả, rõ ràng. Nhấn giọng các từ ngữ thể hiện tính cách chính trực của Tô Hiến Thành |
2. Những hạt thóc giống | Đề cao tính trung thực. Nhờ dũng cảm và trung thực , chú bé mồ côi được vua tin yêu và truyền ngôi báu | Cậu bé Chôm, nhà vua | Khoan thai, chậm rãi. Cậu bé ngây thơ lo lắng. Nhà vua khi ôn tồn, khi dõng dạc |
3. Nỗi dằn vặt của An-drây-ca | Sự ân hận dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông | An-đrây-ca, mẹ An-đrây-ca | Trầm buồn, xúc động |
4. Chị em tôi | Cô chị hay nói dối bố để đi chơi được cô em làm cho tỉnh ngộ | Cô chị, cô em, người cha | Nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Lời người cha: Khi ôn tồn, khi buồn bã. Lời cô chị khi lễ phép, khi bực tức. Lời cô em: thản nhiên, có lúc giả bộ ngây thơ. |