Từ vở kịch, hãy cảm nhận của em về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể trong cuộc sống ngày nay.
Trong cuộc sống, chúng ta luôn hòa nhập vào xã hội. Đó có thể là môi trường gia đình, lớp học hay thôn xóm… Dủ ở môi trường nào, mỗi cá nhân cần xác định được cho mình một hướng đi đúng đắn và đóng góp cho tập thể ấy vì một sự phát triển đi lên. Vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ đã gợi mở ra cho chúng những suy nghĩ về vai trò và mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể trong cuộc sống hôm nay.
Vở kịch Tôi và chúng ta đã phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai phe: Hoàng Việt – giám đốc xí nghiệp và Nguyễn Chính – phó giám đốc. Đó là cuộc đấu tranh gay gắt giữa một bên là tư tưởng bảo thủ, giữ khư khu những nguyên tắc, quy chế, cứng nhăc khi thực hiện những nhiệm vụ được giao và một bên là tinh thần đổi mới, dám nghĩ dám làm, mong muốn lại các giá trị tốt đẹp cho tập thể. Suy nghĩ táo bạo của cá nhân giám đốc Hoàng Việt đã vấp phải sự phản đối từ phái bảo thủ Nguyễn Chính, họ kiên quyết chống trả rất quyết liệt. Dù vậy anh đã nêu lên là một thái độ dứt khoát, rõ ràng: tôi làm, tôi chịu trách nhiệm; “chúng ta" là một tư tưởng lớn: chúng ta hăng say lao động, vì sự ấm no hạnh phúc của chúng ta, vì sự giàu đẹp của đất nước. Qua đó thấy được tư tưởng của tác giả gửi gắm, vì lợi ích chung, cái tôi cá nhân phải được hòa nhập trong cái ta nhưng cần có tiếng nói riêng và đúng đắn theo quan điểm tiến bộ của thời đại.
Từ vở kịch trên đã gợi ra cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ về mối quan hệ giữa cái tôi cá nhân và lợi ích tập thể. Cái Tôi là số ít, là một cá nhân độc lập với những suy nghĩ và cá tính riêng. Còn cái Ta là tập hợp của nhiều cái tôi độc lập, nhưng ở đó là một tập thể cùng đồng lòng chung sức để đạt đến mục đích, lợi ích chung cho tất cả mọi người. Giữa cá Tôi và cái Ta có mối quan hệ thân thiết: trong tôi có ta, trong ta có tôi. Có tập thể khi có nhiều cá nhân cùng tham gia, xây dựng.
Cha ông ta từng nói về sức mạnh tập thể qua câu tục ngữ:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Qua đó thấy được sự chung sức đồng lòng của mỗi cái tôi góp lại sẽ tạo nên một sức mạnh phi thường, vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Một ví dụ điển hình về sức mạnh tập thể, một cái Ta rộng lớn là dân tộc ta, đã cùng nhau nắm tay đoàn kết để bảo vệ nền độc lập dân tộc trong suốt hơn bốn nghìn nămlịch sử. Nếu không có những người lãnh đạo cách mạng tài ba, không có lớp lớp những chiến sĩ ra trận chiến đấu gian khổ hay các bà, các mẹ ơi hậu phương hăng say sản xuất cung cấp lương thực cho tiền tuyến, liệu chúng ta có làm nê những chiến thắng vang động năm châu, chấn động địa cầu?
Trong cuộc sống hôm nay, sự cố gắng của mỗi cá nhân có thể đóng góp ở nhiều mức độ. Đó là gia đình, lớp học hay sự đóng góp cho quê hương, đất nước. Cái Tôi thống nhất với chúng ta nhưng mỗi cái tôi phải được tôn trọng và đảm bảo về đời sống vật chất, tinh thần. Sự khát khao cống hiến ấy, ta như thấy được sự đồng cảm trong tâm hồn nhà thơ Thanh Hải:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Sự đóng góp ấy không nhất thiết là phải ủng hộ tuyệt đối mà có thể là dám đấu tranh cho cái sai, cho điều chưa đúng, vì mục tiêu một tập thể, một cộng đồng phát triển. Nhiều cá nhân hiện nay còn dựa dẫm, ỉ lại vào tập thể, a dua theo số đông. Họ tìm cách thu vén cho mình những lợi ích từ tập thể. Bàng quang trước những cái sai, cái xấu vì sợ ảnh hưởng đến lợi ích của mình.
Như vậy, mỗi người cần xác định lại mối quan hệ đúng đắn giữa cá nhân với tập thể. Suy nghĩ vè vai trò, trách nhiệm của mình với gia đình, lớp học, nơi làm việc hay cao cả hơn là vai trò đóng góp cho quê hương, đất nước. Bên cạnh đó tập thể cần ghi nhận sự cố gắng của mỗi cá nhân, cần khuyến khích sự đóng góp hay bảo vệ quyền lợi cho họ. Có như vậy mới tạo nên một tập thể vững mạnh từ những cá nhân sẵn sàng cống hiến sức mình vì một lí tưởng chung.