Trong truyện ngắn Thuốc, Lỗ Tấn phê phán căn bệnh gì của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX? Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?.

Trong truyện ngắn Thuốc, Lỗ Tấn đã phê phán rất nhiều căn bệnh của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX. Đó là:

  • Những hủ tục cổ hủ, lạc hậu vẫn còn tồn tại trên đất nước Trung Quốc. Minh chứng là lão Hoa và dân làng ở đây vẫn tin tưởng vào "vị thuốc tiên" được tương truyền trong dân gian có thể chữa được căn bệnh quái ác - căn bệnh lao cho Thuyên, con trai lão Hoa, bằng một chiếc bánh bao tẩm máu người.
  • Căn bệnh mê muội về tinh thần, nhân dân đã "ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt". Họ trở nên bảo thủ, ngại thay đổi và xa rời với hiện thực đời sống của đất nước. 
  • Cách mà người cách mạng đang làm là "bôn ba trong chốn quạnh hiu", xa rời quần chúng nhân dân, khiến họ nghi ngờ, dè bỉu và hả hê khi chứng kiến cái chết của Hạ Du - chiến sĩ cách mạng dũng cảm. Vì thế mà người làm cách mạng cần phải bám sát quần chúng để vận động, giác ngộ họ. Có sức mạnh của nhân dân, tức là con đường cách mạng của Trung Quốc đã nắm chắc được thắng lợi trong tay. Xa rời nhân dân, chỉ có một con đường duy nhất, đó là chết.
  • Truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn cũng có những giá trị nghệ thuật vô cùng đặc sắc:
    • Cốt truyện đơn giản, không có những tình tiết gay cấn và sự việc cao trào song lại rất hàm súc.
    • Hình ảnh, ngôn từ giàu tính biểu tượng: hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người, nhan đề thuốc, hình ảnh con đường phân ranh giới giữa hai kiểu người chết, hình ảnh những cánh hoa trắng xếp thành vòng tròn trên mộ chiến sĩ Hạ Du...
    • Lối dẫn truyện nhẹ nhàng, tự nhiên mà sâu sắc đầy lôi cuốn.