Trong phần đầu của đoạn trích (từ đầu đến “làm nên Đất nước muôn đời”), tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện nào? Cách cảm nhận của tác giả có gì khác với các nhà thơ cùng viết về đề tài này.
- Cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm:
- Đa dạng, trên nhiều bình diện, từ chiều dài lịch sử (quá khứ - hiện tại – tương lai), đến chiều rộng của không gian – địa lí và nhất là trong bề dày văn hóa – phong tục, lối sống, tâm hồn, tính cách dân tộc. Cả ba bình diện ấy đều có sự gắn bó, thống nhất với nhau.
- Đất nước được tác giả đánh giá và cảm nhận trên tất cả các phương diện khác nhau từ không gian văn hóa địa lý đến chiều dài lịch sử của dân tộc, đất nước trong đau thương mất mát. Chiều sâu của lịch sử, truyền thống, phong tục và văn hóa đất nước được gợi lên từ huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, từ truyền thống Hùng Vương, từ những câu ca dao quen thuộc. Đất nước là không gian sinh tồn của con người (Đất là nơi anh đến trường – Nước là nơi em tắm – Đất Nước là nơi ta hò hẹn…). Nhưng sự trường tồn của Đất Nước lại chính là sự trường tồn của con người, qua con người. Hình ảnh đất nước hiện lên thật gần gũi nó biểu hiện qua hình ảnh những bới tóc của người bà hay những miếng trầu biểu lộ trong từng câu chuyện.
- Từ khi con người sinh ra đất nước đã có, đất nước được hiện lên thật sinh động nó mang đậm bản chất của một nền văn hóa lịch sử giàu đẹp của nhân dân ta. Mỗi khi đất nước ra chống giặc ngoại xâm, hình ảnh đất nước trong chiến tranh hiện lên với một vẻ đẹp thật hùng vĩ, đất nước được coi như là một chứng nhân lịch sử nó đã chứng kiến suốt chiều dài lịch sử.
- Cách cảm nhận của tác gả được nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn (về quan điểm, vai trò nhân dân trong thời đại mới).