Trong khoảng thời gian từ hồi nhỏ cho đến “thời chiến tranh ở rừng”, nhân vật trữ tình và vầng trăng có mối quan hệ như thế nào?.

Trong khoảng thời gian từ hồi nhỏ cho đến “thời chiến tranh ở rừng”, nhân vật trữ tình và vầng trăng là những người bạn tri kỉ của nhau. 

Cuộc sống vất vả, gian lao nhưng con người gần gũi và gắn bó với thiên nhiên, với “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng”,… Điệp từ “với” được lặp lại ba lần nhằm diễn tả sự gắn bó chan hòa của con người với thiên nhiên, với những điều tươi đẹp của tuổi thơ. Trong những năm tháng gian lao, ác liệt của “hồi chiến tranh ở rừng”, vầng trăng đã trở thành người bạn thân thiết, tri âm tri kỉ, là đồng chí, đồng đội cùng chia sẻ những vui buồn trong chiến trận với người lính. 

Trăng hiện diện như là hình ảnh của quá khứ tươi đẹp và chan hòa tình nghĩa: ““Trần trụi với thiên nhiên/ Hồn nhiên như cây cỏ”. Phép liên tưởng và so sánh cho ta thấy được vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, trong sáng, rất đỗi vô tư, hồn nhiên của vầng trăng. 

=> Ở đây, vầng trăng đã được nhân hóa và trở thành người bạn tri kỉ với nhân vật trữ tình, gắn bó thân thiết với con người từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành, cả trong hạnh phúc và gian lao.