Trình bày những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc..

Trình bày những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc:

  • Sự ra đời của nhà nước:
    • Nhà nước Văn Lang xuất hiện cách ngày nay khoảng 2 700 năm và tốn tại đến năm 208 TCN, kinh đô là Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ ngày nay). Tổ chức NN Văn Lang còn khá sơ khai: Đứng đầu là Hùng Vương. Giúp việc cho Hùng Vương là Lạc hầu Lạc tướng. Đứng đầu chiềng, chạ là Bồ chính.
    • Tiếp nối Nhà nước Văn Lang là nhà nước Âu Lạc (208 - 179 TCN), kinh đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay). Đứng đầu nhà nước là Thục Phán - An Dương Vương. Giúp việc cho vua là Lạc hầu, dưới địa phương vẫn do Lạc tướng cai quản.
  • Hoạt động kinh tế:
    • Cư dân Văn Lang - Âu Lạc khai phá đất đai, mở rộng diện tích trồng lúa bằng nhiều hình thức canh tác phù hợp.
    • Có bước tiến về công cụ kĩ thuật canh tác nông nghiệp. Ngoài ra, các nghề chăn nuôi, đánh cá, thủ công cũng phát triển.
  • Đời sống vật chất:
    • Bữa ăn: lương thức chính là lúa, gạo; thức ăn gồm các loại rau, củ, quả và các sản phẩm của nghề đánh cá, săn bắt và chăn nuôi.
    • Về trang phục: thường ngày phụ nữ mặc váy và áo yếm, đàn ông đóng khổ, ở trần, đi chân đất. Thích sử dụng đồ trang sức được làm từ sừng, ngà động vật,...
    • Về nhà ở: cư dân chủ yếu cứ trú trong các nhà sàn bằng gỗ, tre, nứa, lá.
    • Về phương tiện đi lại: người Việt cổ đi lại chủ yếu bằng đường thủy, phương tiện chính là thuyền, bè.
  • Đời sống tinh thần:
    • Tín ngưỡng: Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tục thờ cúng tổ tiên và những người có công với cộng đồng, thờ các vị thần tự nhiên và tín ngưỡng phồn thực.
    • Nghệ thuật: Đạt đến trình độ thẩm mĩ khá cao. Những tác phẩm (trống đồng, thạp đồng, đồ trang sức,...) thể hiện trình độ tinh xảo, kĩ thuật cao, phản ánh đời sống tinh thần phong phú.
    • Âm nhạc: khá phát triển với sự xuất hiện của nhiều loại nhạc cụ và hình thức biểu diễn.