Trình bày các thành tựu tiêu biểu của văn minh ĐNA. Em ấn tượng nhất với thành tựu nào của nền văn minh này. .

Câu 2. 

* Các thành tựu tiêu biểu của văn minh ĐNA:

- Tín ngưỡng, tôn giáo: 

  • Tín ngưỡng bản địa ĐNA là tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, vừa lệ thuộc, vừa gắn bó với thiên nhiên, thờ các con vật gần gũi với cuộc sống của xã hội nông nghiệp, thờ thần lúa,....
  • Tín ngưỡng phồn thực, tục cầu sinh sôi nảy nở tồn tại phổ biến ở khu vực ĐNA dưới hình thức thờ sinh thực khí, quan niệm về âm dương,...
  • Tín ngưỡng phong tục thờ cúng tổ tiên có vị trí linh thiêng đối với cư dân ĐNA. 
  • Bà La Môn giáo, Ấn Độ giáo được truyền bá vào ĐNA từ đầu Công nguyên.
  • Phật giáo du nhập vào ĐNA từ Trung Quốc và Ấn Độ.
  • Hồi giáo du nhập vào ĐNA khoảng thế kỉ VI đến thế kỉ VII qua con đường thương mại biển.
  • Công giáo xuất hiện ở khu vực ĐNA gắn liền với sự hiện diện của người phương Tây. 

- Chữ viết:

  • Tiếp nhận nhiều chữ viết từ bên ngoài và sáng tạo chữ viết của mình: 
  • Việt Nam tiếp nhận chữ Hán (Trung Quốc) để tạo thành chữ Nôm.
  • Chữ Phạn, chữ Pa-li (Ấn Độ) được du nhập để hình thành chữ Chăm-pa cổ, chữ Thái cổ, chữ Kher-me cổ; 
  • Chữ viết A-rập du nhập vào các quốc gia Nam Đảo, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a. 

=> Từ thế kỉ XVI, chữ viết của nhiều quốc gia ĐNA được La-tinh hóa và được sử dụng đến ngày nay. 

- Văn học: 

  • Văn học dân gian có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của cư dân ĐNA. Kho tàng văn học dân gian hết sức phong phú về thể loại gồm thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười,...; thơ ca với nhiều loại ca dao, tục ngữ, những bài hát dân ca phản ánh những tình cảm của con người với thiên nhiên, cuộc sống, cộng đồng. 
  • Văn học viết ra đời muộn do các quốc gia ĐNA có chữ viết muộn. Văn học chủ yếu phát triển trong quý tộc, sau phổ biến cả ở dân gian.

- Kiến trúc và điêu khắc:

  • Kiên trúc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ (kiến trúc Hin-đu giáo và Phật giáo) và kiến trúc Hồi giáo
  • Điêu khắc chịu ảnh hưởng rõ nét của điêu khắc Trung Quốc và Ấn Độ, đã phát triển đạt trình độ cao với nhiều tác phẩm như thần, tượng Phật, phù điêu, bức chạm nổi,...

* Thành tựu ấn tượng: 

  • Quần thể đền tháp Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a).
  • Tháp Chăm (Việt Nam).
  • Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Tìm hiểu về Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên:

   Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được hình thành từ xa xưa và tồn tại ở nhiều dân tộc trên thế giới. Ở Việt Nam, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng dân gian, xuất phát từ quan niệm “vạn vật hữu linh” - mọi vật đều có linh hồn, người Việt cũng như các dân tộc khác trên thế giới tôn sùng các vị thần cổ sơ nhất là các nhiên thần, đặc biệt là thần cây, thần đá, thần núi, thần sông nước... Việc nhân hóa các thần tự nhiên đã tạo ra một bước chuyển cho việc hình thành hệ thống nhân thần.

   Trong quá trình phát triển của lịch sử khái niệm tổ tiên cũng có sự biến đổi phát triển. Nó không còn chỉ bó hẹp trong phạm vi huyết thống gia đình, họ tộc... mà đã mở rộng ra phạm vi cộng đồng, xã hội. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia, dân tộc thường gắn liền với tên tuổi của những người có công tạo dựng, giữ gìn cuộc sống của cộng đồng. Họ là những anh hùng, danh nhân mà khi sống được tôn sùng, kính nể, khi mất được tưởng nhớ, thờ phụng trong các không gian tôn giáo. Ở Việt Nam, họ là những tổ sư, tổ nghề, thành hoàng làng, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa...

   Thờ cúng tổ tiên là hình thức tín ngưỡng mà thông qua nghi lễ thờ cúng nhằm xác lập “mối liên hệ” giữa người sống với người chết, giữa người ở thế giới hiện tại và thế giới tâm linh.

   Các nghi thức thờ cúng tổ tiên ở nước ta tuy phần lớn phỏng theo nghi lễ Nho giáo, nhưng lại có những yếu tố rất gần gũi với Phật giáo hay Đạo giáo. Mặt khác, với tính chất một tín ngưỡng dân dã, các hành vi lễ thức thường được thực hiện theo tâm thức dân gian và cũng không hoàn toàn thống nhất ở các gia đình, các địa phương.

   Thờ cúng tổ tiên, ông bà đã trở thành một phong tục trong đời sống tâm linh của người Việt tồn tại qua bao thế hệ là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người; đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Dân Việt trọng lễ nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ và có hiếu với ông bà tổ tiên, với nguồn gốc của mình.

Câu 3. Những thành tựu nào của nền văn minh ĐNA có giá trị thực tiễn đến ngày nay:

- Tín ngưỡng tôn giáo: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, theo đạo Phật, Công giáo,...

- Văn học: kho tàng văn học Riêm kê của Cam-pu-chia, Đẻ đất đẻ nước của người Mường,...

- Kiến trúc và điêu khắc: tháp Chăm (Việt Nam), Ăng-co-vát (Lào),..