Trắc nghiệm Online.com xin giới thiệu đến bạn đọc những bài văn mẫu về bài viết số 2 hay nhất ngữ văn 11 với đầy đủ các đề. Theo đó, bài viết số 2 lớp 11 gồm có 3 đề, mỗi đề Trắc nghiệm Online gửi đến bạn đọc 4 - 5 bài văn mẫu hay nhất và mới nhất để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình..

[toc:ul]

Đề 1: Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích "Vào phủ chúa Trinh"

Bài làm

... Còn nhớ trong Vũ trung tùy bút, Phạm Đình Hổ đã có lần ngậm ngùi “Buổi ấy, bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chôn dân gian, chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì”. Như vậy hỏi sao chốn đây không thơm lừng hoa thơm cỏ lạ cho được? Cảnh vật nơi này, bên cạnh vẻ đẹp của chốn non Bồng nước Nhược, nó còn phản ánh một sự thực là lòng tham vô đáy, sự ích kỉ hẹp hòi của phường quan chúa. Cũng trong Vũ trung tùy bút, một sự thực đất nước khi đó được phản ánh thật đau lòng. Nhân dân phải “chịu hại về việc binh đao đến mười tám năm”, nhiều nơi "ruộng đất hầu thành rừng rậm”. Tình cảnh ấy tất yếu dẫn đến thảm cảnh “Những người dân sống sót phải đi bóc vỏ cây, bắt chuột mà ăn”. Thậm chí, có bậc nho sinh trên đường đi ghé vào một hàng cơm, khi ăn thì thấy “trên mặt nước bát canh thịt nổi sao lên như hình bán nguyệt (…) thấy có con rận chết ở trên mặt bát mới biết là thịt người…”. Chao ôi! Vậy mà phủ chúa vẫn rộn ràng, bình yên như thế, có ai lắng nghe thấy tiếng khóc hờ của những oan hồn thảm khốc chốn dân gian?

Đồng điệu với cảnh vật chốn này nhưng thêm ngàn lần tương phản với đời sống nhân dân trăm họ là những con người nơi phủ chúa và cung cách sinh hoạt cầu kì, kiểu cách, xa hoa, bệnh hoạn của họ.

Không phải vô tình Lê Hữu Trác tả kĩ mọi sự việc mắt thấy tai nghe đến thế. Phải trách những sự ấy quá lạ lẫm, đặc biệt, nó khác với lẽ thường vốn có.

Tác phong làm việc của họ thật khó hiểu! Đi đón một danh y chữa trị cho bậc vua chúa, họ “gõ cửa rất gấp” “vừa nói vừa thở hổn hển” vào “buổi sáng tinh mơ”. Thời gian ấy, cách gọi cửa ấy khiến ta ngỡ tình trạng người bệnh đà nguy kịch lắm. Đó là chưa nhắc đến cách vội vã khi đi đường của họ “cáng chạy như ngựa lồng, tôi bị xóc một mẻ, khổ không nói hết”. Thân già, phận thấp, tác giả đành cam lòng chứ còn biết làm sao?!....

=>Xem chi tiết: Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 2 đề 1

Đề 2: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài Bánh trôi nước, Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Tế Xương

Bài làm

Nói đến người phụ nữ là nói đến cái đẹp, tình yêu thương và đức hi sinh. Họ đã hi sinh và cống hiến hết cho cuộc đời mà không đòi hỏi quyền lợi vật chất nào ngoài sự trân trọng, cảm thông và chia sẻ. Nhưng những cái đó hầu như không được gia đình và xã hội quan tâm vì cho rằng thiên chức của phụ nữ là phục tùng vô điều kiện. Dường như đã hiểu rõ điều bất công đó nên Hồ Xuân Hương đã viết nên những câu thơ thấm đẫm nỗi xót xa, chua chát như trên. Hồng nhan là cách gọi những phụ nữ đẹp, rộng hơn là để chỉ chung giới nữ. Nhưng tại sao lại gọi là “cái hồng nhan’, phải hiểu “hồng nahn” có nghĩa là đã hạ nó xuống ngang hàng với những vật vô tri vô giác khác. Nỗi hờn tủi, bẽ bàng chất chứa trong câu thơ: Trơ cái hồng nhan với nước non in đậm dấu ấn phong cách diễn tả độc đáo của Xuân Hương.

Những điều tâm sự trĩu nặng nỗi buồn thân phận và duyên phận của nữ sĩ không biết ngỏ cùng ai nên càng cuộn xoáy, day dứt trong lòng giữa đêm khuya thanh vắng. Nhưng dù bị phụ phàng hay quên lãng thì nhân vật trữ tình trong bài thơ vẫn không tuyệt vọng, vẫn khao khát sống mạnh mẽ, vẫn ước ao đến cháy lòng về một  hạnh phúc tròn đầy, vẫn mong muốn được san sẻ và bù đắp những tình cảm chân thành nhất giữa người với người.

Một trong những bài thơ nói về thân phận của người phụ nữ đặc sắc nữa thì không thể bỏ qua bài “Thương vợ” của nhà thơ trào phúng nổi tiếng Trần Tế xương có thể coi là đây chính là chân dung tương đối hoàn chỉnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến:

Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.

=>Xem chi tiết: Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 2 đề 2

Đề 3: Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát...

Bài làm

Phải nói rằng có những nhà thơ, nhà văn mà bóng dáng của họ giờ chỉ là niềm hoài cổ, dĩ vãng xa xưa. Nhưng ngược dòng thời gian, vẻ đẹp tâm hồn của những con người ấy vẫn mãi toả sáng, vĩnh hằng. Chúng ta càng thấm thía hơn điều đó khi đến với "bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát và “bài ca ngất ngưỡng” cuả Nguyễn Công Trứ- hai tác phẩm thấm đẫm vẻ đẹp nhân cách của nhà nho chân chính.
Trước hết, vẻ đẹp nhân cách nhà nho chân chính qua hai tác phẩm đều là sự thể hiện quan điểm của mình về con đường danh lợi. Tuy nhiên, mỗi người lại có một cách bộc lộ khác nhau về ước mơ thời đại ấy. Cao Bá quát chán ghét thốt lên rằng:
“Bãi cát dài bãi cát dài ơi 
Đi một bước như lùi một bước 
Mặt trời đã lặn chưa dừng được 
Lữ khách trên đường nước mắt rơi”
Phẳi chăng do quá lận đận với đường danh lợi nên ông đã không mấy khát khao khi nhắc đến nó? Với ông dường như sự nghiệp đậu đạt làm quan là quá gập ghềnh, trắc trở. Nói điều ấy không có nghĩa Cao Bá Quát không có tài mà ngược lại, ông là một người có học vấn uyên thâm. Nguyên ngân chủ yếu làm mất đi một nhân tài đất nước như ông cũng là vì sự suy thoái của xã hội, sự khủng hoảng của thời đại. Với cách sử dụng hình tượng bãi cát đầy tính gợi hình, và hình ảnh người đi trên bãi cát vô cùng tinh tế, Cao Bá Quát đã miêu tả rất thành công sự mệt nhọc, vất vả của người đi trên con dường danh lợi. Con đường ấy dài lắm, khó đi lắm đến nỗi giọt nước mắt của những người trí thức phải tuôn rơi. Giọt nước mắt đó là tiếng khóc cho sự vất vả, mệt mỏi, giọt nước mắt khóc thương cho biết bao năm đèn sách không là gì cả mà hơn nữa, đó là tiếng khóc của thời đại, tiếng lòng bi thương cho một xã hội suy đồi. Còn đến với Nguyễn Công Trứ, ta lại cảm nhận một suy nghĩ khác:
“Vũ trụ nội mạc phi phận sự 
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”

=>Xem chi tiết: Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 2 đề 3