Tình cảm của nhà thơ và của mọi người đối với Bác đã được thể hiện như thế nào trong các khổ thơ 2, 3, 4? Chú ý phân tích những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc trong các khổ thơ này..

Những câu thơ trong bài thể iện niềm xúc động, sự thành kính nhớ thương của tác giả dành cho vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Lòng thành kính của tác giả thể hiện ở những câu thơ:

Ngày ngày mặt trời đi qua trong lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

 Sự tôn kính của nhà thơ và mọi người đối với Bác đã được thể hiện qua phép ẩn dụ đặc sắc. Mặt trời của thiên nhiên đem ánh sáng xua tan đêm tối, mang tới sự sống cho muôn loài. Hình ảnh mặt trời trong : " mặt trời đi qua trong lăng" mang ý nghĩa thực. Đó là mặt trời của tự nhiên, mặt trời cung cấp ánh sáng duy trì sự sống cho con người. Nhưng đến với câu thơ thứ hai mặt trời không còn mang ý nghĩa tả thực nữa mà nó còn mang ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng. Tác giả ví mặt trời ấy như Bác Hồ người đã đem lại ánh sáng, dẫn đường chỉ lối để nhân dân ta có cuộc sống ấm lo, thoát khỏi những ngày xiềng xích nô lệ đen tối. Cách ẩn dụ ở đây thật sinh động, tự nhiên và nhuần nhuyễn, không những nói lên sự vĩ đại của Bác (như mặt trời) mà còn thể hiện được sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác. Tác giả còn thể hiện sự tôn kính, niềm thương nhớ của nhân dân đối với Bác:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Hình ảnh Bác trong những vần thơ là vĩnh hằng, là bất tử.Trời xanh là vĩnh hằng cũng như tên tuổi và sự nghiệp của Bác sẽ sống mãi với dân tộc Việt Nam, dù cho Bác có đi xa nhưng trong triệu trái tim con người Việt Nam mỗi khi nhớ tới đều quặn thắt trái tim. Đó là nỗi mất mát lớn nhất trong lòng mỗi người dân chúng ta. Người vẫn mãi sống, bất tử trong lòng mỗi người.