Tìm hiểu những thông tin em muốn biết thêm về một trong các chủ để (kinh tế, văn hóa, khoa học...) về hai thành phố đã học.
Tìm hiếu chợ nổi ở Cần Thơ
Về văn hóa sông nước, đặc trưng nhất vẫn là các chợ nổi miền Tây. Ở đó sông ngòi chằng chịt, nơi có những đứa trẻ chưa biết chạy đã lặn ngụp trên sông và thuyền bè thay xe cộ làm phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân. Nơi mà chợ có khi không họp trên đất mà họp trên mặt nước, và người ta không bày hàng hóa trên sạp mà treo trên những cây sào dài vốn được người dân địa phương quen gọi là cây bẹo. Những cây bẹo vui mắt treo lủng lẳng đủ loại rau củ quả đầy mầu sắc đã làm tươi mới cả một vùng chợ nổi vốn đã rất tưng bừng và nhộn nhịp. Chợ họp trên sông nên buộc phải đi thuyền. Loại chợ này được gọi chung là chợ nổi. Nhiều chợ nổi lừng danh cả nước như Cái Bè (Tiền Giang), Cái Răng , Phong Điền (Cần Thơ)... nhưng sầm uất và nổi tiếng hơn cả phải kể đến chợ nổi Phụng Hiệp.
Chợ nổi Phụng Hiệp thuộc huyện Phụng Hiệp, nằm cạnh Quốc lộ 1A, cách thành phố Cần Thơ khoảng 30 km về phía Nam, còn gọi là chợ nổi Ngã Bảy bởi chợ họp ngay vùng hợp lưu của bảy con sông nhỏ là Xẻo Môn, Xẻo Đông, Bún Tàu, Lái Hiếu, Cái Còn, Mang Cá và kênh Xáng.
Từ sớm tinh mơ, hàng trăm chiếc thuyền của bà con nông dân (giống như sạp hàng của tiểu thương ở chợ trên bờ) khắp vùng đã rộn ràng như trẩy hội. Tiếng máy nổ, tiếng sóng vỗ, chày khua, tiếng í ới gọi nhau... tạo nên một vùng âm thanh thân quen và hối hả. Khác với chợ trên bờ là chợ tĩnh - chợ nổi là chợ động, bởi các "sạp" thuyền luôn di chuyển. Thay cho biển hiệu hay quảng cáo, trước mỗi thuyền ở chợ nổi có một cây sào cao, trên đó treo những hàng hóa cần bán, (dân địa phương gọi là bẹo). Chỉ cần nhìn dấu hiệu trên cây bẹo, những "bảng hiệu sống" là biết trên thuyền bán gì. Hàng hóa chợ nổi cũng cực kỳ phong phú, trên bờ có gì, dưới sông có nấy. Từ cây kim sợi chỉ đến thực phẩm, đồ gia dụng và các loại rau quả, cây trái - bán ký, bán mớ, bán chục (gọi là chục nhưng có loại tính tới 16, 18). Người đi chợ cũng dùng thuyền. Cảnh thuyền bè đông đúc cặp mạn mua bán nhộn nhịp vui mắt. Có thuyền bán sỉ, có thuyền bán lẻ. Cả màu sắc và âm thanh chợ nổi đều ăn đứt trên bờ. Thuyền bè trên chợ đi lại như mắc cửi nhưng không hề ùn tắc hay va quệt vào nhau. Lái thuyền đa phần là phụ nữ với trang phục bà ba, nón lá, nói năng chân chất, mộc mạc. Nhiều cô xinh xắn, da trắng ngọt như nước dừa, má hồng như mận chín, mắt tròn đen như nhãn đầu mùa cứ lúng liếng cười khi gặp những khách lạ lớ ngớ lần đầu đi chợ nổi. Mua bán ở đây không sợ nạn nói thách hay mua lầm như ở chợ phố. Hàng hóa chợ nổi cũng cực kỳ phong phú, trên bờ có gì, dưới sông có nấy. Từ cây kim sợi chỉ đến thực phẩm, đồ gia dụng và các loại rau quả, cây trái - bán ký, bán mớ, bán chục (gọi là chục nhưng có loại tính tới 16, 18). Người đi chợ cũng dùng thuyền. Cảnh thuyền bè đông đúc cặp mạn mua bán nhộn nhịp vui mắt. Có thuyền bán sỉ, có thuyền bán lẻ. Cả màu sắc và âm thanh chợ nổi đều ăn đứt trên bờ. Thuyền bè trên chợ đi lại như mắc cửi nhưng không hề ùn tắc hay va quệt vào nhau. Lái thuyền đa phần là phụ nữ với trang phục bà ba, nón lá, nói năng chân chất, mộc mạc. Nhiều cô xinh xắn, da trắng ngọt như nước dừa, má hồng như mận chín, mắt tròn đen như nhãn đầu mùa cứ lúng liếng cười khi gặp những khách lạ lớ ngớ lần đầu đi chợ nổi. Mua bán ở đây không sợ nạn nói thách hay mua lầm như ở chợ phố.
“Ai đến Cần Thơ mà chẳng thương/Ai xa Cần Thơ mà chẳng nhớ?”: Nhớ hạt gạo trắng trong, nhớ cái Ngã ba sông Cái Răng, nhớ cái chợ nổi là kia. Nỗi nhớ ấy tập trung thành sức mạnh vô biên, được truyền lại và tiếp tục nhân lên qua nhiều thế hệ kế tiếp nối nhau xây dựng nên một Cần thơ hôm nay và tương lai.