Tìm hiểu nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân: cách kể chuyện hấp dẫn, các dựng cảnh gây ấn tưởng với nhiều chi tiết đặc sắc, đối thoại sinh động, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sử dụng ngôn ngữ nông thôn nhuần nhị, tự nhiên.
- Tác phẩm vợ nhặt đã bộc lộ cái tài và cái duyên viết truyện ngắn của Kim Lân. Điều đó được thể hiện ở những phương diện sau:
- Trước hết là cách kể chuyện hấp dẫn, cách dựng cảnh với nhiều chi tiết đặc sắc. Cụ thể Kim Lân đã dựng lên một tình huống truyện độc đáo anh cu Tràng người đàn ông tưởng chừng đã ế vợ ấy vậy mà lại có vợ, vợ ở đây lại là nhặt được, vợ theo không Tràng chẳng tốn một chút công sức nào. Và lấy vợ khi cái đói đang đeo bám bản thân Tràng không biết có nuôi nổi mình không mà còn dám đèo bòng. Tác gải kể bằng ngôn từ hài hước, chân thực vừa gây cười lại khiến người đọc xúc động. Kim Lân cũng không quên việc diễn tả cái cảnh thê lương của xóm ngụ cư ''hai bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết. Tát cả những chi tiết ấy đã vẽ lên ột bức tranh xóm nghèo, thê thiết, u ám giữa nạn đói. Bên cạnh đó nhà văn còn tài tình khi xây dựng được nhiều chi tiết đặc sắc nào là nồi cháo cám của bà cụ Tứ, chi tiết Tràng nhớ lại hình ảnh mình đi phá kho thóc Nhật lá cờ đỏ bay phấp phới.
- Kim Lân cũng thể hiện sự tài tình của mình khi miêu tả diễn biễn tâm trạng của nhân vật một cách tự nhiên chân thực (tâm trạng của Tràng khi quyết định lấy vợ, lúc dẫn vợ về qua xóm ngụ cư, lúc tỉnh dậy trong buổi sáng sau khi đã có vợ để làm rõ được khao khát hạnh phúc gia đình của Tràng; hay tâm trạng buồn vui lẫn lộn của bà cụ Tứ vừa xót thương kiếp con trai vừa vui vì con trai có vợ, lo lắng cho một tương lai làm sao để sống qua ngày tháng đói rét này)